Hải quân Nga sẽ nhận được hệ thống pháo - tên lửa phòng thủ tầm gần (AAMG) Pantsir-M mới nhất vào năm 2016. Đó sẽ là một hệ thống vũ khí gọn nhẹ và hiệu quả hơn so với người tiền nhiệm Kortik, mặc dù trước mắt chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa các tàu chiến Hải quân Nga, nhưng triển vọng cho xuất khẩu cũng được các chuyên gia quân sự đánh giá là không hề nhỏ.
Phục vụ thử nghiệm hệ thống Pantsir-M, nó đã được thiết kế để sử dụng trong lực lượng hải quân và hiện đã hoàn thiện. Sau 2 năm nữa, các thủy thủ Hải quân Nga sẽ nhận được hệ thống phòng thủ đầy hứa hẹn gắn trên các tàu chiến của họ, và thay thế cho những hệ thống Kortik đã lỗi thời. Điều này đã được Tổng công ty Rostec xác nhận khi gần đây họ đã ký kết một hợp đồng cung cấp các hệ thống như vậy với Bộ Quốc phòng Nga nhằm trang bị cho các tàu chiến hải quân.
Biến thể hải quân của hệ thống pháo - tên lửa phòng thủ tầm gần Pantsir-M được cải tiến dựa trên nguyên bản hệ thống Pantsir-S trên đất liền, do Văn phòng thiết kế Khí cụ KBP Tula phát triển trong một thời gian dài. Hệ thống Pantsir được thiết kế để phá hủy tên lửa hành trình, các phương tiện bay không người lái, máy bay, các mục tiêu mặt đất trong bán kính 20km và độ cao 15km. Vận tốc bay của đạn tên lửa trên hệ thống Pantsir-M lên tới 1.300 mét/giây. Mô hình thiết kế dành cho hải quân được đặt tên Pantsir-ME lần đầu tiên xuất hiện công khai hồi năm 2011.
"Pantsir-M sẽ thay thế cho hệ thống Kortik mà hải quân đang sử dụng. Nó được thiết kế gọn nhẹ hơn, hiệu quả hơn so với Kortik", Said Aminov - một chuyên gia độc lập nói về hệ thống phòng không này với tờ Russia&India Report (RIR).
Ưu điểm của hệ thống phòng không Pantsir là nó kết hợp giữa hai loại vũ khí pháo và tên lửa, tạo ra khả năng chiến đấu tuyệt vời khi đối đầu với các mục tiêu trên không. Pantsir-M có thể phá hủy một tên lửa đang bay ở quĩ đạo quán tính bằng một loạt bắn tốc độ rất cao, ngay cả khi mục tiêu đang ở điểm xa nhất trong phạm vi tấn công của nó.
Sức mạnh không đơn độc
Sau khi thay thế hệ thống Kortik, Pantsir-M sẽ không chỉ hoạt động trong nhiệm vụ phòng thủ của Hải quân Nga. Mà hiện nay, một hệ thống AAGM khác là Palash (tên xuất khẩu là Palma) cũng sẽ sớm được bổ sung vào kho vũ khí của hạm đội hải quân Nga. Palash sẽ bảo đảm bảo vệ cho các khu trục Project 22350 và các tàu chiến khác cho Hải quân Nga.
Pantsir-M là một hệ thống vũ khí mạnh mẽ hơn so với Palash, mà đã được trang bị trên các tàu hộ tống lớp Gepard 3.9 của Hải quân Việt Nam. Trong hệ thống phòng thủ kết hợp giữa Pantsir-M và Palash, Pantsir sẽ là hệ thống đầu tiên tham gia tấn công mục tiêu máy bay và tên lửa, tạo nên lớp phòng thủ tầng 1 và Palash đảm nhận phòng thủ trong phạm vi nhỏ hơn. Tầm bắn của đạn tên lửa trên hệ thống Pantsir-M lên tới 20km, còn với tên lửa Sosna-R của Palash là từu 6 - 8 km. Các khẩu pháo phòng không ở cả hai hệ thống đều tương tự nhau - trang bị 6 nòng cỡ 30mm giống như trên hệ thống Kashtan/Kortik.
Hạn chế chính của hệ thống Korrtik là nó không có khả năng dẫn và bắn vào nhiều mục tiêu. Trong khi Pantsir-M đã giải quyết được thiếu sót này và cải tiến hiệu suất bắn của hệ thống phòng không tầm gần.
Triển vọng xuất khẩu
Trên website của mình, Rostec nói rằng, một số tàu khu trục và các tàu chiến lớn khác của Hải quân Nga sẽ được hiện đại hóa với sự hiện diện của hệ thống Pantsir-M và công việc này đang được tiến hành.
Pantsir-M được thiết kế để trang bị trên các tàu tuần dương, tàu khu trục và tàu hộ tống. Thay cho Kortik, các tàu chiến này sẽ nhận được Pantsir-M, nhưng một số công việc sẽ cần phải được thực hiện như lắp đặt và xây dựng hệ thống thông tin mới. Hiện nay chưa có một hình ảnh chính thức về đơn vị Pantsir-M nào được đặt hàng hay nhìn nó ra sao khi thay thế cho Kortik, nhưng theo ông Aminov thì hệ thống này có thể sẽ sớm xuất hiện trên các tàu chiến cỡ lớn mới nhất.
Theo một đại diện của công ty xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport tiết lộ với tờ RIR, hệ thống Pantsir-M đang được thử nghiệm, và do vậy nên người ta vẫn chưa xem xét đến triển vọng xuất khẩu, hay cũng giống như những hệ thống vũ khí mới khác, nó sẽ được ưu tiên trang bị cho Quân đội Nga trước khi tính đến việc bán ra nước ngoài.