Nóng bỏng cuộc chạy đua xe tăng ở châu Á

Mặc dù ngày càng tỏ ra mặn mà với xe bọc thép cơ động, linh hoạt, nhưng các nước châu Á vẫn một lòng “chung thủy” với xe tăng.

Nhiều nước châu Á đang tích cực xúc tiến các hợp đồng mua xe tăng chủ lực, dự đoán đến năm 2017, số lượng xe tăng của ba nước Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan chiếm 60,38% tổng số xe tăng trên toàn cầu.

Trung Quốc – Pakistan hợp lực chào bán xe tăng Al-Khalid

Xét về phương diện hỏa lực, khả năng phòng hộ bọc thép và tính cơ động, xe tăng vẫn là vũ khí hàng đầu được quân đội quốc phòng ưa chuộng. Chiến tranh Afghanistan đã chứng minh được rằng, quan điểm “xe tăng chủ lực không liên quan đến chiến tranh hiện đại” là hoàn toàn sai lầm.

Lấy tiểu lục địa Ấn Độ làm ví dụ, khu vực này có hai quốc gia hạt nhân lệ thuộc lớn vào quân đội tăng thiết giáp là Ấn Độ và Pakistan. Đồng bằng sa mạc ở bang Rajasthan Ấn Độ là địa hình lý tưởng cho các cuộc đối chiến bằng xe tăng nếu Ấn Độ và Pakistan xảy ra xung đột. Ấn Độ lệ thuộc lớn vào xe tăng do Nga thiết kế, còn Pakistan lại chủ yếu dựa vào công nghệ của Trung Quốc.

Nhà máy công nghiệp nặng Taxila là nhà sản xuất xe tăng chủ lực Al-Khalid và Al Zarra. Xe tăng Al-Khalid nặng 46 tấn được đưa vào sử dụng năm 2001, hiện lực lượng lục quân Pakistan sở hữu trên 300 chiếc xe tăng loại này. Trung bình mỗi năm, nhà máy Taxila sản xuất khoảng 20 chiếc Al-Khalid, và lục quân Pakistan dự tính sẽ trang bị khoảng 600 chiếc xe tăng kiểu này cho mình trong vài năm tới.

Ngoài ra, theo lời phát ngôn của một quan chức quốc phòng Pakistan, xe tăng Al-Khalid I đã cải tiến một số tính năng sắp được đưa vào sử dụng, tính năng quan trọng nhất được cải tiến là lắp đặt thêm động cơ dầu diesel mạnh hơn, thùng chứa đạn tốt hơn, hệ thống lắp đạn tự động nhanh hơn, máy gây nhiễu quang điện “Varta”, máy chủ chỉ huy tinh nhuệ hơn….

Dòng xe tăng Al-Khalid II vẫn đang ở trong giai đoạn nghiên cứu ban đầu, rất nhiều chi tiết sẽ được thiết kế lại. Hiện nay có khoảng 50 kỹ sư Trung Quốc đang có mặt ở Pakistan để hợp tác với nhà máy Taxila. Dòng xe tăng Al-Khalid chính là dòng xe tăng chủ lực MBT-2000 của Trung Quốc được cải tiến từ dòng xe tăng chủ lực 90-II, được sản xuất theo giấy phép của nhà máy Taxila.

Tuy nhiên, năm 2011, mặc dù chưa được Pakistan cho phép, nhưng Trung Quốc vẫn mang dòng xe tăng đi chào hàng với nước khác, sự việc này đã khiến Taxila rất bực. Chính vì thế, năm 2012, trong cuộc Triển lãm quân sự quốc phòng của Pakistan, Taxila đã ký kết với công ty công nghiệp Phương Bắc của Trung Quốc bản ghi nhớ về vấn đề xuất khẩu xe tăng Al-Khalid. Bản ghi nhớ này quy định, trong vấn đề xuất khẩu dòng xe tăng Al-Khalid, hai nước Trung Quốc và Pakistan sẽ phối hợp cùng chào hàng, chia đôi lợi nhuận và không ngừng chuyển giao công nghệ.

Người phát ngôn của nhà máy Taxila cho biết, Bangladesh, Buhtan, Srilanka và khu vực Trung Đông đều là khách hàng tiềm tăng của dòng xe tăng Al-Khalid. Tuy nhiên, công ty này cũng thừa nhận rằng, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, tương lai của Al-Khalid rất đáng lo ngại. Thậm chí họ sẽ không nghĩ đến việc thử nghiệm đưa dòng xe tăng Al Zarra ra thị trường vì công nghệ mà họ sử dụng đã quá lạc hậu.

350 xe tăng T-90MS đặt ở biên giới Trung Quốc - Ấn Độ

Đối với Ấn Độ, sức mạnh hạt nhân của lực lượng xe tăng nước này là 1.900 chiếc xe tăng chủ lực T-72M1(tên Nga là Ajeya). Ngoài ra, quốc gia này còn sở hữu dòng xe tăng mạnh hơn là T-90S Bhishma. Ấn Độ đã khởi động dự án có tên gọi là “Dự án Tê giác” nhằm nâng cấp dòng xe tăng T-72. Lần đầu tiên cải tiến hệ thống điều khiển hỏa lực, nhưng cho đến thời điểm hiện tại, Ấn Độ vẫn chưa tìm được nhà cung cấp.

Xe tăng T90 của Nga.

Theo kế hoạch, đến năm 2020, Ấn Độ sẽ trang bị cho quân đội nước này 1.640 xe tăng. Ấn Độ đã phê chuẩn sẽ bố trí 6 tiểu đoàn xe tăng T-90 lên biên giới Trung Quốc - Ấn Độ, tăng cường sức mạnh cho lực lượng bộ binh, chính vì thế quốc gia này cần 350 chiếc xe tăng mới dòng T-90MS.

Đây là lần đầu tiên Ấn Độ bố trí lượng tăng thiết giáp ở khu vực biên giới. Hành động này của Ấn Độ nhằm tạo thế đối trọng với 1 sư đoàn tăng thiết giáp đóng ở thành phố Lan Châu và 2 lữ đoàn tăng thiết giáp đóng ở Thành Đô của Trung Quốc.

Mặc dù hệ thống xe tăng có nguồn gốc từ Nga là lực lượng xe tăng chủ lực của ẤN ĐỘ, nhưng quốc gia này vẫn đầu tư khoản kinh phí không nhỏ cho hoạt động nghiên cứu, chế tạo dòng xe tăng Arjun của mình. Dự án xe tăng Arjun của Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) hiện đang chậm và vượt kinh phí quá nhiều so với dự toán.

Trên thực tế, năm 2004, lục quân Ấn Độ không quá “mặn mà” với dòng xe tăng này. Mặc dù lúc đó lực lượng này đồng ý mua 124 chiếc xe tăng Arjun, nhưng mãi đến năm 2010, sau khi thử nghiệm so sánh với dòng xe tăng T-90S, lục quân Ấn Độ mới bắt đầu tiếp nhận thực sự dòng xe tăng này. Hiện nay, lục quân Ấn Độ đã sở hữu hai lữ đoàn xe tăng Arjun.

Hiện nay, DRDO vẫn đang tiến hành cải tiến dòng xe tăng Arjun, so với dòng Arjun ban đầu, dòng xe tăng Mk.II Arjun có 93 điểm được cải tiến. Ngyaf 9-8-2010, lục quân Ấn Độ đã đặt mua 124 chiếc Mk.II, chiếc Mk.II đầu tiên sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2014 hoặc 2015. Từ tháng 6-2012, dòng xe tăng này bắt đầu được đưa vào thử nghiệm, trọng lượng của mỗi chiếc xe tăng là 66 tấn.

DRDO cũng đang tập trung nghiên cứu phát triển dòng xe tăng chủ lực nặng dưới 50 tấn cho tương lai, thay thế dòng xe tăng T-72M1. Tuy nhiên, nhiều thông tin mới đây cho thấy, dự án này khó có thể trở thành hiện thực vì tốc độ phát triển của công nghệ sản xuất xe tăng hiện nay không đủ để cho ra đời dòng xe tăng mới. Chính vì lẽ đó, DRDO sẽ tập trung vào việc cải tiến dòng xe tăng Arjun đang có (như cải tiến thành dòng Mk.III), một trong những nhiệm vụ quan trọng của DRDO là giảm bớt trọng lượng cho dòng xe tăng Arjun.

Đông Nam Á “kém miếng khó chịu”

Vài năm trở lại đây, khu vực Đông Nam Á đã xuất hiện hiệu ứng Domino trong các dự án mua xe tăng. Năm 2007, lần đầu tiên Malaysia mua xe tăng chủ lực, sau đó không lâu Singapore cũng nhập khẩu trang bị này, và trong năm nay 2013, Indonesia cũng đang thảo luận về hợp đồng nhập khẩu xe tăng.

Ngân sách chi cho quốc phòng của Indonesia cũng đang tăng với biên độ lớn, và đây là lần đầu tiên Indonesi lên kế hoạch mua xe tăng chủ lực. Nguồn tin cho biết, ban đầu Indonesia dự định mua 100 chiếc xe tăng chủ lực “Leopard” 2A6 được tân trang lại của Hà Lan, nhưng các nhà lập pháp Hà Lan đã không đồng ý với hợp đồng giao dịch này.

 

Xe tăng Leopard của Đức

Ngay lập tức, Indonesia lại “đánh mắt” sang Đức – quốc gia cũng đang có ý định “thanh lý” số xe tăng tồn trong kho. Hợp đồng mua bán đang được thương lượng bao gồm 113 chiếc xe tăng “Leopard” (41 chiếc dòng 2A4, 62 chiếc dòng 2A4 đã cải tiến, 10 chiếc xe tăng sửa chữa và xe tăng bắc cầu), hiện tại hợp đồng đang đợi hai bên ký kết.

Và hợp đồng giao dịch này còn bao gồm chuyển nhượng cho quân đội Indonesia 50 chiếc xe tăng Marder 1A3. Hiện nay, các nhà phân tích quốc phòng vẫn đang thảo luận vấn đề mạng lưới đường bộ ở nước kinh tế còn kém phát triển như Indonesia có phù hợp với dòng xe tăng hạng nặng “Leopard” 2A4 hay không.

Tranh thủ dịp Đức hạ giá xe tăng, Singapore cũng đã mua 96 chiếc “Leopard” 2A4, trong đó có 30 chiếc được khuyến mại tạng kèm. Công ty IBD của Đức nâng cấp 66 chiếc “Leopard” 2 trong hợp đồng với Singapore thành dòng xe tăng “Leopard” 2S.

Hệ thống xe tăng của Thái Lan gồm nhiều dòng khác nhau và hiện đã khá lỗi thời, quốc gia này đã tìm đến Ukraina tìm sự trợ giúp.Tháng 9-2011, chính phủ Thái Lan ký kết dự án hợp tác trị giá 240 triệu USD, mua 49 chiếc xe tăng chủ lực T-84 Oplot. Có thể Thái Lan sẽ mua thêm 200 chiếc Oplot để thay thế dòng xe tăng đã cũ M41A3 của nước này.

Trung Quốc trang bị dòng xe tăng MBT-3000 thế hệ 3 vào năm 2014

Trung Quốc là nước sản xuất xe tăng lớn ở châu Á. Dòng xe tăng hiện đại nhất của Trung Quốc hiện nay là dòng ZTZ99 do công ty công nghiệp Phương Bắc Trung Quốc chế tạo. ZTZ99 được trang bị cho quân đội Trung Quốc từ năm 2001.

Hiện tại quân đội nước này sở hữu khoảng 500 chiếc ZTZ99. Một điều đáng nói là ZTZ99 không dùng để xuất khẩu, nhưng công ty công nghiệp Phương Bắc Trung Quốc đang phát triển và chào hàng dòng xe tăng MBT-3000 thế hệ 3. Đây là dòng nâng cấp từ dòng MBT-2000, và đến năm 2014 sẽ được trang bị cho quân giải phóng Trung Quốc. Và năm 2014, Bangladesh cũng sẽ mua 44 chiếc MBT-2000 và 3 chiếc xe tăng cứu hộ của Trung Quốc.

Mặc dù dòng ZTZ99 đại diện cho dòng xe bọc thép hiện đại nhất của Trung Quốc hiện nay, tuy nhiên lực lượng chủ chốt của xe tăng Trung Quốc lại do dòng xe tăng 96 đóng vai trò. Dòng xe tăng ZTZ96 được bắt đầu sản xuất từ năm 1997, hiện Trung Quốc có khoảng 1.500 chiếc ZTZ96, khu vực Tây Tạng cũng được trang bị loại xe tăng này. Trong dòng xe tăng ZTZ96, mẫu xe hiện đại nhất là ZTZ96G, nặng 41,5 tấn.

Địa hình của Đài Loan không thích hợp để áp dụng chiến thuật tác chiến xe tăng. Tuy nhiên, quân đội Đài Loan cũng vẫn sở hữu một lực lượng xe tăng với quy mô không nhỏ. Hiện khu vực này đang sở hữu 450 chiếc xe tăng CM11. Dòng xe tăng hiện đại nhất của Đài Loan hiện nay là dòng M60A3 TTS mua năm 1996-1997.

Mặc dù Đài Loan nên thay thế dòng xe tăng hiện có M48 và M41 thành dòng xe tăng hạng vừa, nhưng do Mỹ là quốc gia duy nhất có thể bán vũ khí cho Đài Loan nên rất có thể khu vực này sẽ nhập khẩu dòng xe tăng Abrams.

Hiện tại chính quyền Đài Loan đang đàm phán với Mỹ để mua dòng xe tăng M1A1 Abrams, nhưng nhiều người chỉ trích rằng, dòng xe tăng này quá nặng, không phù hợp với cơ sở hạ tầng đường sá, cầu cống của Đài Loan. Năm 2011, “Bộ quốc phòng” Đài Loan tuyên bố khu vực này cần thêm 200 xe tăng chủ lực mới nữa.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại