Trong suốt lịch sử gần 100 năm của ngành chế tạo xe tăng, đã có rất nhiều thực nghiệm lạ, các mẫu xe này đã không có được sự vẻ vang của Tăng T-34 hay tăng Abrams nổi tiếng mà ngược lại còn xấu xí và không được sản xuất phổ biến.
Thật khó để tìm thấy các mẫu xe này trong phòng trưng bày với một vị trí đẹp và ổn định. Thậm chí, ngay cả trên thị trường vũ khí thế giới, nơi thường thấy các mẫu xe chiến đấu hiện đại cũng không tìm thấy các nguyên mẫu này, bởi đây không phải là các mẫu xe mới. Hãy xem khái niệm xe tăng từ thế giới thứ nhất đến ngày nay.
Kỹ sư người California Clarence Leo, người sở hữu công ty sản xuất máy kéo nông nghiệp có thương hiệu Tracklayer là người tiên phong trong lĩnh vực này. Càng gần với chiến thắng trong Thế chiến I, ông quyết định không thể để nước Mỹ thân yêu của mình tụt hậu hơn so với các nước châu Âu tiên tiến thời đó và cần phải nghĩ ra các mẫu xe tăng riêng của nước Mỹ. May mắn thay, tất cả các điều kiện quyết định cho việc này đều đã có đủ.
Cha của Clarence, ông Daniel cùng với Benjamin Holt (họ sau đó thành lập các công ty nổi tiếng Caterpillar) đã chế tạo chiếc xe máy kéo bánh xích được trang bị động cơ xăng 75 mã lực vào năm 1913, trở thành chiếc máy kéo sản xuất đầu tiên dưới thương hiệu Tracklayer. Việc còn lại của Clarence là thu hút tiền đầu tư của các dự án quân sự sản xuất xe bọc thép từ máy kéo.
Từ kết quả của thí nghiệm táo bạo của ông, vào năm 1917, trong kho vũ khí của quân đội Mỹ khu vực Bắc Mỹ đã xuất hiện những chiếc máy lạ, như thể bước ra từ các trang tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của Jules Verne. Chiếc xe được trang bị một súng máy nặng 15 tấn và có thể coi nó như một ví dụ tuyệt vời về “những chiếc xe không được biết đến”. Châu Âu lúc bấy giờ cũng đã sản xuất được nhiều cỗ xe gần giống như vậy nhưng với mục đích chính là thương mại chứ không phải dùng trong quân sự.
Tình hình chính trị căng thẳng thời gian sau đó đặt ra yêu cầu cho các nước về việc sản xuất các thiết bị quân sự hạng nặng. Năm 1940, các nhà chế tạo xe tăng Đức đã tạo ra các "máy kéo lội nước và các xe lội nước”, được gọi là Land-Wasser-Schlepper hay xe lưỡng cư.
"Landvassershlepper" mang theo mình một chiếc phao giúp làm nổi xe tăng và ụ pháo, kíp xe "bơi" bên trong chiếc xe. Sau khi cập bến, xe tách chiếc phao ra để vào tham chiến, nhiệm vụ tiếp theo sẽ là của xích xe. Chiếc xe bây giờ đã có khả năng lội nước, tuy nhiên việc thiếu giáp sắt làm cho xe dễ bị phá hủy, đồng thời dây chằng xe với phao làm khả năng cơ động của xe bị hạn chế. Tuy nhiên, người Đức đã không có cơ hội trong việc rút kinh nghiệm trong chiến dịch đổ bộ chống lại Anh, vì hầu như tất cả 21 chiếc xe tăng lội nước tấn công Liên Xô đều bị tiêu diệt trên biển Baltic và Biển Đen.
Việc đổ bộ xe tăng lên bờ biển không chỉ là vấn đề khó khăn đối với người Đức. Các xe tăng của Anh đã lần đầu tiên giải quyết được vấn đề này. Vào đầu những năm 1940, kỹ sư Nicolas Shtraussler đã quyết định từ bỏ việc sử dụng phao bơm hơi hoặc hay phao gắn vào xe, thay vào đó làm cho chúng trở thành một phần của xe tăng dạng "tàu" bằng cách bố trí các tấm chắn không thấm nước ở thành xe. Các tấm chắn được gắn xung quanh thành xe và được cố định bởi các ống cao su nén không khí. Xe tăng này có tên gọi là Duplex Drive hoặc đơn giản là DD, đây chính là các xe tăng tham gia vào trận đổ bộ Normandy vào năm 1944.
Một loại xe tăng khác sử dụng các tấm chắn bằng vải cao su, đó là tăng Sherman. Sherman DD được trang bị một động cơ chân vịt có thể bơi với khoảng cách từ tàu đậu ngoài biển vào bờ. Sau khi đổ bộ, chân vịt được quay lên để không chạm đất.
Trong Thế chiến II, mối nguy hiểm lớn đối với các xe tăng là các bãi mìn của đối phương. Có nhiều cách khác nhau để chống mìn song xe tăng có những cách hợp lý riêng của nó. Để giải quyết vấn đề này, người ta bắt đầu nghĩ ra các tấm chống mìn với nhiều hình dạng khác nhau và thiết kế của người Mỹ được coi là kỳ lạ nhất. Một trong những mẫu xe áp dụng giải pháp này nhiều nhất là tăng T10 Sherman M4A2. Xe tăng Sherman không có bánh xích mà thay vào đó có một con lăn dày và nặng có thể đè bẹp và phá hủy mìn mà không ảnh hưởng đến xe.
Một phương pháp khác được thử nghiệm với Sherman đó là một hệ thống lưới kéo "Con cua", được đặt trên một trục bố trí phía trước xe mà khi chuyển động sẽ bóc toàn bộ lớp đất phía trước mặt, phá hủy mìn nếu có.
Do các xe tăng đã có các cách chống mìn nên cần phải nhanh chóng có các loại mìn mới chống tăng. Và để chống lại các loại mìn mới, người Đức tạo một mẫu xe tăng thu nhỏ có kích thước 1,5 x 0,85 x 0,56 m mang tên Sd.Kfz. Chiếc xe tăng mini này chỉ nặng 370 kg, trong đó 60-70 kg là trọng lượng đạn tăng. Xe trang bị hai động cơ điện Bosch công suất 2,5 kW mỗi động cơ. Các mẫu xe sau đó đã được trang bị động cơ xăng-điện năng thấp.
Đến cuối cuộc chiến tranh, ở Đức chế tạo xe tăng 7.564 "Goliath" với nhiều biến thể khác nhau nhưng chúng không có tác động lớn đến quá trình chiến sự. Trên chiến trường có hàng loạt nhiệm vụ - như phá công sự bong ke thì mìn cơ động được cho là hữu dụng nhất nhưng đồng thời chúng cũng có rất nhiều đặc tính tiêu cực.
Với tốc độ 9-10 km/ h những chiếc xe này không phải khi nào cũng đuổi kịp các mục tiêu hơn nữa lớp bọc thép mỏng làm cho chúng không an toàn trước mảnh bom và thậm chí với cả các loại súng thông thường. Bên cạnh đó chi phí chế tạo một chiếc "Goliath" vào khoảng 1.000-3.000 Reichsmark, trong khi sản xuất một súng chống tăng RAK-40 75mm chi phí ít nhất là 12.000.