Nhật Bản và Hàn Quốc có thể bị tấn công bằng 1.000 tên lửa?

Vy Lam |

Đó là câu hỏi mà tạp chí Diplomat (Nhật) đặt ra khi viễn cảnh đáng lo ngại về năng lực các phương tiện mang hạt nhân tương lai của Triều Tiên được đề cập trong một báo cáo mới đây.

Theo Diplomat, ngày 8/4, Viện Mỹ - Hàn thuộc Trường nghiên cứu quốc tế Paul H. Nitze (SAIS), Đại học Johns Hopkins (ở Washington) đã công bố một bản báo cáo với tiêu đề “Tương lai của các phương tiện mang hạt nhân Triều Tiên”.

Bản báo cáo này cho rằng các tên lửa Triều Tiên có đủ độ tin cậy và tầm bắn để tấn công các mục tiêu cơ bản ở Nhật Bản và Hàn Quốc.

Tuy nhiên, tác giả của bản báo cáo không chắc chắn rằng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của Bình Nhưỡng sẽ có khả năng tấn công lục địa Mỹ, do trước mắt còn nhiều rào cản kỹ thuật cần phải vượt qua.

“Các phương tiện mang hạt nhân của Triều Tiên hiện tại gồm 1.000 tên lửa đạn đạo và một số lượng nhỏ các máy bay ném bom hạng nhẹ có khả năng tấn công hầu hết các mục tiêu ở Hàn Quốc và Nhật Bản” – Tác giả bản báo cáo viết.

Nodong missiles (Yonhap file photo)

Tên lửa Nodong của Triều Tiên (Ảnh: Yonhap)

Cụ thể ở đây là một kho dự trữ lớn các tên lửa đạn đạo Scud, tên lửa đạn đạo tầm trung Nodong, tên lửa đạn đạo tầm ngắn KN-02 Toksa (dựa trên mẫu tên lửa SS-21 của Liên Xô) và khoảng 60 máy bay ném bom hạng nhẹ Il-28.

Tầm bắn của các loại tên lửa này ước tính từ 300 – 1.500km.

Cũng theo bản báo cáo, trong trường hợp khẩn cấp, Bình Nhưỡng còn có thể triển khai một số lượng hạn chế các tên lửa tầm xa Taepodong - phiên bản quân sự hóa của phương tiện phóng vũ trụ (SLV) Unha, với khả năng tấn công các mục tiêu ở Mỹ.

Tuy nhiên, bản báo cáo cho rằng, một vũ khí như vậy sẽ “gặp phải nhiều vấn đề lớn”.

Trong khi đó, cũng trong ngày 8/4, Đô đốc William Gortney, người đứng đầu Bộ tư lệnh Bắc Mỹ đã đưa ra đánh giá có phần khác về ICBM của Triều Tiên:

“Theo đánh giá của chúng tôi, Triều Tiên đã đạt được khả năng gắn đầu đạn hạt nhân vào tên lửa đạn đạo KN-08 và bắn thẳng tới lục địa Mỹ.

Chúng tôi nhận định, đây là một mối đe dọa tại thời điểm này và chúng tôi đang tìm cách đối phó nó”.

A satellite photo of North Koreas Sohae missile launch site provided by 38 North, a website run by Johns Hopkins University. The photo shows that the North has carried out an engine test of its KN-08 intercontinental ballistic missile in mid-August. (Yonhap)

Hình ảnh vệ tinh về bãi phóng tên lửa Sohae của Triều Tiên, cho thấy Bình Nhưỡng đã tiến hành một cuộc thử nghiệm động cơ của tên lửa đạn đạo liên lục địa KN-08 vào giữa tháng 8/2014. Ảnh: Yonhap

Bản báo cáo của viện Mỹ - Hàn còn đưa ra 3 viễn cảnh về khả năng phát triển và triển khai các phương tiện mang hạt nhân của Triều Tiên vào năm 2020:

Ở khả năng thứ nhất, Triều Tiên sẽ phát triển các phương tiện mang mới với tốc độ chậm, khiến lực lượng của nước này về cơ bản vẫn không có gì thay đổi so với hiện tại.

Khả năng thứ hai là Triều Tiên tiếp tục con đường phát triển và triển khai hiện tại, tạo ra mối đe dọa khu vực lớn hơn so với khả năng thứ nhất và làm dấy lên mối đe dọa liên lục địa ở mức độ “đáng tin cậy hơn”.

Ở khả năng thứ ba, Triều Tiên tăng tốc phát triển và triển khai các phương tiện mới, nhanh chóng tạo ra một mối đe dọa lớn hơn trong khu vực và liên lục địa.

Đáng chú ý là, bản báo cáo nhấn mạnh rằng sự hỗ trợ của nước ngoài sẽ đóng vai trò quan trọng, quyết định sự tiến triển của Bình Nhưỡng trong việc phát triển các phương tiện mang hạt nhân trong 5 năm tới.

Cũng theo bản báo cáo, những thách thức mà Triều Tiên sẽ đối mặt trong quá trình phát triển các phương tiện mang mới sẽ lớn hơn so với những thách thức mà nước này gặp phải trong chương trình hạt nhân.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại