Nhật Bản không tàu sân bay vẫn khiến Trung - Ấn dè chừng

Nhật Nam |

Mặc dù không có tàu sân bay nhưng 3 khu trục hạm cỡ lớn có khả năng mang theo tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35B của Nhật Bản vẫn sẽ khiến cho Trung Quốc và Ấn Độ phải kiêng nể.

Trung Quốc “đè bẹp” Nhật - Ấn về tàu ngầm và tàu khu trục

Để đánh giá đúng sức mạnh hải quân của một đất nước, chúng ta không chỉ liệt kê quân số và số lượng tàu chiến, mà trước hết phải nhìn từ chất lượng tàu thuyền, được xem xét dưới các tiêu chí: Trình độ tự động hóa, năng lực tác chiến viễn dương và khả năng chiến đấu.

Thứ hai là tình trạng hiện đại hóa và khả năng tự động hóa của các chiến hạm. Tiêu chí này được đánh giá thông qua tải trọng bình quân và biên chế nhân viên bình quân trên chiến hạm. Chiến hạm càng hiện đại, trình độ tự động hóa càng cao thì càng cần ít thủy thủ.

Khu trục hạm mang trực thăng DDH-183 Izumo của Nhật Bản

Về điểm này thì Nhật Bản vượt trội hẳn so với Trung Quốc và Ấn độ. Ví dụ như chiến hạm DDH-183 Izumo có biên chế 470 người, trong đó biên chế của lực lượng không quân hạm là 270 người, tức là chỉ có 200 nhân viên phục vụ cho các hoạt động khác.

Lượng giãn nước đầy tải của Izumo lên tới 27.000 tấn, mà chỉ cần 200 thủy thủ và nhân viên làm công tác bảo đảm, tương đương với khu trục hạm 7.000 tấn của Hải quân Trung Quốc. Do đó rất dễ thấy khả năng tự động hóa của Izumo vượt trội các chiến hạm của PLA.

Số lượng và tính năng của tàu sân bay

Tiếp đó, xét đến khả năng tác chiến viễn dương, Hải quân Ấn độ hiện đang được trang bị 2 tàu sân bay, tuy nhiên hàng không mẫu hạm INS Viraat đóng năm 1944, mua lại của Anh năm 1986 đã quá già lão, tối đa chỉ phục vụ khoảng 2 - 3 năm nữa là sẽ “nghỉ hưu”.

Ngoài ra, Ấn độ đang đóng mới 1 hàng không mẫu hạm hạng trung lớp Vikrant và chuẩn bị đóng 1 chiếc nữa. Trong tương lai, Ấn độ sẽ có ít nhất 3 tàu sân bay (cùng với chiếc INS Vikramaditya do Nga nâng cấp và bàn giao vào tháng11/2013).

Xét về tải trọng, Izumo của Nhật Bản gần bằng với INS Viraat, khả năng tác chiến không hề kém một hàng không mẫu hạm hạng trung, vượt trội so với tàu sân bay cổ lỗ của Ấn Độ và có thể sánh ngang tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.

Tàu sân bay INS Viraat của Hải quân Ấn Độ

Tàu sân bay INS Viraat của Ấn Độ

Hải quân Trung Quốc hiện được trang bị tàu sân bay Liêu Ninh có lượng giãn nước lớn hơn, tuy nhiên chưa hình thành khả năng chiến đấu mà chỉ sử dụng làm phương tiện huấn luyện.

Sức mạnh thực sự của Hải quân PLA chỉ đến khi họ hoàn thành 2 hàng không mẫu hạm quốc nội mang mã số 001A và A002. Vậy sức mạnh các hàng không mẫu hạm của Trung - Nhật - Ấn như thế nào?

Giữa tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ và Liêu Ninh của Trung Quốc có sự tương đồng, thực tế chính là so sánh giữa hàng không mẫu hạm lớp Kuznetsov và lớp Kiev của Liên Xô.

Xét tổng thể thì tải trọng của Liêu Ninh lớn hơn 30% so với INS Vikramaditya, có thể vận chuyển được 54 máy bay chiến đấu các loại, trong khi đó INS Vikramaditya chỉ có thể mang theo 36 chiếc.

Còn tàu khu trục chở trực thăng 22DDH (lớp Izumo) của Nhật có lượng giãn nước chỉ 27.000 tấn nhưng với thiết kế kiểu tàu đổ bộ tấn công của Mỹ, số lượng máy bay chiến đấu mang theo được cũng chỉ kém một chút so với các tàu sân bay hạng trung.

Đến khoảng năm 2025, Ấn Độ và Trung Quốc sẽ có 3 tàu sân bay thực thụ, trong khi đó đến trước năm 2020 Nhật Bản đã sở hữu 3 tàu đổ bộ có thể mang theo tiêm kích F-35B.

Cụ thể, năm 2017 họ nhận thêm 1 tàu đổ bộ lớp 22DDH và năm 2018 mua lại tàu đổ bộ tấn công LHD-2 USS Essex thuộc lớp Wasp của Mỹ sau khi nâng cấp.

Khả năng bảo đảm và tính năng tiêm kích hạm

Ngoài số lượng, yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh chiến đấu đối với các hàng không mẫu hạm chính là có thể cho phép bao nhiêu máy bay chiến đấu cất cánh một lần và chất lượng chiến đấu của chúng ra sao.

Các chuyên gia quân sự cho rằng, tại khu vực bãi đỗ máy bay trên 2 hàng không mẫu hạm thì một lần Liêu Ninh có thể đảm bảo cho khoảng 18 máy bay xuất kích. INS Vikramaditya của Ấn Độ chỉ đảm bảo cho 16 chiếc xuất kích, khoảng chênh lệch không lớn lắm.

Trong khi đó, tàu khu trục chở trực thăng Izumo của Nhật Bản có thể được biên chế tối đa tới 20 chiếc F-35B.

Với ưu thế vượt trội là khả năng cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng nên thời gian giải phóng đường băng cất cánh rất ngắn, lại có thể hạ cánh đồng loạt vài chiếc một thời điểm.

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc

Về chất lượng, tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc được phỏng chế từ nguyên mẫu T-10K (phiên bản Su-33 của Ukraine) có chất lượng kém với trọng lượng máy bay lớn, tiêu tốn nhiên liệu nhiều dẫn đến tải trọng bom đạn thấp, động cơ được cho là không đáng tin cậy.

Tàu sân bay Ấn Độ sử dụng phiên bản tiêm kích hạm thế hệ mới nhất và hiện đại nhất của Nga là MiG-29K có lượng bom đạn lớn và hệ thống vũ khí mang theo rất mạnh, ví dụ như tên lửa chống hạm Kh-35UE có tầm bắn lên tới 260 km.

Còn Izumo của Nhật dĩ nhiên là đứng đầu với phiên bản hải quân đánh bộ F-35B của Mỹ, có khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng.

Ưu điểm này cũng giúp các chiến hạm Nhật tuy có lượng giãn nước bằng một nửa các tàu sân bay thực thụ, nhưng số lượng tiêm kích hạm không thua kém là mấy.

Ngoài ra F-35B là tiêm kích thế hệ thứ 5, có khả năng tàng hình ưu việt hơn, hệ thống chỉ huy - điều khiển - dẫn đường tiên tiến khiến nó xuyên phá qua được các hệ thống phòng không tốt nhất.

Đồng thời F-35B cũng chiếm ưu được thế trên không trước hai loại tiêm kích hạm kém hơn một thế hệ của Ấn Độ và Trung Quốc.

Biên đội tàu hộ tống

Xét về mặt biên đội chiến đấu trong biên chế của cụm tàu sân bay, lực lượng hộ tống của Liêu Ninh gồm: 1 khu trục hạm Type 052C, 2 khu trục hạm Type 051C, 3 khinh hạm Type 054A, 2 tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 091/093 và 1 tàu vận tải tiếp tế tổng hợp Type 071.

Biên đội của INS Vikramaditya gồm: 3 khu trục hạm lớp Delhi, 1 khinh hạm lớp Talwar, 3 tàu hộ vệ lớp Trishul, 1 tàu hộ vệ lớp Godavari, 1 tàu vận tải tiếp tế tổng hợp lớp INS Deepak cùng nhiều tàu tuần tra khác.

Biên đội tàu Hải quân Trung Quốc
Biên đội tàu Hải quân Trung Quốc

Điều đáng chú ý chính là khu trục hạm Type 052C và tương lai là Type 052D trong đội hình chiến đấu của Liêu Ninh đều thuộc loại “Aegis Trung Hoa”, có tính năng ưu việt hơn các khu trục hạm Ấn Độ. Do đó, khả năng tác chiến tổng thể thì Liêu Ninh có phần trội hơn.

Tuy nhiên, trong tương lai khi Ấn Độ sản xuất hàng loạt các khu trục hạm lớp Kolkata có đầy đủ khả năng phòng không, phòng thủ tên lửa trên tầng khí quyển và tên lửa hành trình Nirbhay thì khoảng cách giữa 2 biên đội tàu hộ tống hàng không mẫu hạm sẽ bị xóa nhòa.

Còn tàu đổ bộ trực thăng lớp Izumo được biên chế làm kỳ hạm trong Cụm tác chiến hải quân 10 tàu (tương đương một Hạm đội thu nhỏ), bao gồm các tàu hộ vệ, khu trục Aegis, tàu chống ngầm, vận tải tổng hợp nên sức mạnh không kém biên đội Liêu Ninh, có mặt còn vượt trội.

Như vậy xét về hàng không mẫu hạm, tuy không có tàu sân bay thực thụ nhưng Nhật Bản không hề kém cạnh so với Ấn Độ và Trung Quốc, thậm chí là có thể vượt lên trong giai đoạn trung hạn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại