Để thực hiện vụ nói trên, đơn vị đã phải di chuyển 200 km từ căn cứ để triển khai tác chiến tại một khu vực không quen thuộc và phóng tên lửa vào mục tiêu trên biển.
Tên lửa 3M24 được phóng đi từ tổ hợp Bal của Trung đoàn số 72 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương.
Sau đó, các máy bay hải quân và tàu giám sát tham gia hỗ trợ vụ phóng thử đã xác nhận mục tiêu bị tiêu diệt.
Tổng cộng có hơn 400 binh lính cùng khoảng 20 phương tiện chiến đấu và hỗ trợ được triển khai tham gia cuộc bắn thử tên lửa này.
Hiện tại, quân đội Nga có 4 đơn vị được trang bị tổ hợp tên lửa bờ biển Bal bao gồm: Lữ đoàn phòng thủ bờ biển số 11, Lữ đoàn số 15 thuộc Hạm đội biển Đen, Tiểu đoàn độc lập số 46 thuộc Hạm đội Caspian và Trung đoàn số 72 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương.
Hệ thống tên lửa bờ biển Bal (phiên bản xuất khẩu là Bal-E) được thiết kế để bảo vệ vùng biển, các căn cứ hải quân, các đơn vị quan trọng đóng quân ở bờ biển trước những cuộc tấn công của lực lượng đổ bộ cũng như tàu chiến của đối phương.
Hệ thống này được phát triển theo yêu cầu của Hải quân Nga từ cuối những năm 1990 và được chấp nhận đưa vào trang bị trong năm 2008.
Thành phần chính của hệ thống là tên lửa chống hạm 3M24 với đầu dò chủ động chống nhiễu.
Một hệ thống Bal hoàn chỉnh bao gồm 11 xe các loại gồm: Xe chỉ huy, liên lạc tự hành với nhiệm vụ chỉ thị mục tiêu; Xe phóng tự hành mang 8 ống phóng tên lửa; Xe tiếp đạn.
Bal có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 120 km hoặc 260 km trong mọi điều kiện thời tiết tùy theo phiên bản tên lửa 3M24.
Thời gian để triển khai mất khoảng dưới 10 phút, một hệ thống hoàn chỉnh có thể mang theo 64 tên lửa và trong một loạt bắn có thể khai hỏa 32 đạn.
Hiện tại, hệ thống tên lửa bờ biển Bal mới chỉ có trong biên chế quân đội Nga nhưng nhiều quốc gia đã tỏ ý quan tâm đến tổ hợp này trong đó có Việt Nam.
Thậm chí một số nguồn tin từ báo Nga còn cho rằng Việt Nam là quốc gia thứ hai trên thế giới sở hữu hệ thống tên lửa bờ biển Bal-E.