Những Robot này cũng có thể giúp sơ tán các quân nhân và thường dân bị thương ra khỏi hiện trường một cuộc tấn công khủng bố, ông Rogozin, người giám sát ngành công nghiệp quốc phòng, cho biết.
Các trang thiết bị chống khủng bố khác mà Nga đang phát triển bao gồm các hệ thống có thể phát hiện và theo dõi những kẻ khủng bố qua những chướng ngại vật và tấn công một cách hiệu quả chúng từ xa mà không làm bị thương các con tin, ông cho biết.
Tuy nhiên, ông Rogozin không cho biết, khi nào thì các trang thiết bị này có thể được các cơ quan an ninh và tình báo Nga đưa vào sử dụng.
Tổ chức Theo dõi nhân quyền đã chỉ trích các loại vũ khí hoàn toàn tự động, được gọi là "Robot sát thủ", có thể lựa chọn và tấn công các mục tiêu mà không có sự can thiệp của con người và kêu gọi cấm những loại vũ khí này.
"Vũ khí hoàn toàn tự động vẫn chưa tồn tại, nhưng chúng đang được nhiều nước phát triển và tiền thân của những loại vũ khí hoàn toàn tự động đã được các quân đội công nghệ cao triển khai ứng dụng", Tổ chức Theo dõi nhân quyền cho biết trong một tuyên bố. "Một số chuyên gia dự đoán rằng vũ khí hoàn toàn tự động có thể xuất hiện trong vòng 20 đến 30 năm tới."
"Những vũ khí này có thể sẽ không đáp ứng được các tiêu chuẩn của luật nhân đạo quốc tế. Những vũ khí hoàn toàn tự động cũng tạo ra những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến trách nhiệm, bởi vì sẽ khó xác định ai sẽ phải chịu trách nhiệm về bất cứ hành động bất hợp pháp nào mà chúng gây nên", tổ chức này cho biết.