Theo Đài tiếng nói nước Nga, việc chế tạo ngư lôi với các yếu tố trí tuệ nhân tạo, không chỉ có thể nhận biết sự vật ở dưới nước, mà còn thay đổi chương trình tìm kiếm và tạo một chương trình mới - đó là những nhiệm vụ cần được giải quyết khi thiết kế "ngư lôi thông minh".
“Hướng ưu tiên mới là chế tạo ngư lôi mới tăng tầm bắn và phạm vi phát hiện các đối tượng dưới nước. Một nhiệm vụ nữa là cung cấp cho ngư lôi "trí thông minh" cho phép tìm mục tiêu đạn đạo và hướng dẫn phòng chống các mục tiêu giả”, Phó chủ tịch Học viện Các vấn đề địa chính trị Konstantin Sivkov nói.
Từ lâu các chuyên gia quân sự thế giới đã quan tâm đến vấn đề chế tạo ngư lôi robot trang bị trí tuệ nhân tạo. Hiện tại, ngư lôi không thể làm công việc tìm kiếm, đó chỉ là một loại đạn được nhắm đến mục tiêu dự định mà thôi.
“Vì vậy, "ngư lôi thông minh" được thiết kế để giải quyết vấn đề tìm mục tiêu thật trên nền nhiễu. Việc tìm kiếm mục tiêu được thực hiện bằng các phương tiện khác. Nếu ngư lôi được phóng từ tàu ngầm thì sẽ sử dụng trạm sóng siêu âm của tàu ngầm. Hiện nay chưa có loại ngư lôi được thả vào một khu vực nhất định, bơi trong một thời gian dài, dùng siêu sóng để tìm kiếm và tiêu diệt mục tiêu. Có một giai đoạn đã xem xét khả năng chế tạo siêu ngư lôi với máy phát điện hạt nhân, thực tế là một tàu ngầm hạt nhân, nhưng không có phi hành đoàn đi cùng”, ông Konstantin Sivkov nói.
Siêu ngư lôi như vậy có thể vượt qua hàng chục ngàn dặm biển và giải quyết các nhiệm vụ chiến đấu. Nhưng dự án đã bị hủy bỏ do khó khăn về kỹ thuật, chuyên gia Konstantin Sivkov cho biết.
Việc thành lập Hội đồng tư vấn khoa học thiết kế ngư lôi thể hiện sự sẵn sàng của Nga. Hiện nay, ở Nga có nhiều trường phái phát triển vũ khí dưới nước theo cách riêng của mình. Ủy ban quân sự - công nghiệp Nga có nguyện vọng tập trung các trường phái đó về một mối để chế tạo vũ khí dưới nước. Đây sẽ là vũ khí thế hệ thứ 6 và thứ 7.