Thuyền ‘sát thủ’ không người lái
Đây là một loại thuyền của Hải quân Mỹ, được điều khiển từ xa, có trang bị hỏa tiễn hay còn gọi tắt là USV-PEM (tạm dịch là phương tiện không người lái trên mặt nước có trang bị mô-đun chính xác). USV-PEM cũng là một dự án hợp tác chung giữa Mỹ và Israel.
Thuyền 'sát thủ' không người lái
Hệ thống này là tàu tốc độ cao, có thể quan sát vào ban đêm và camera hồng ngoại và trang bị súng ngắn 50 li hoặc hỏa tiễn Spike do Israel sản xuất.
Cuối tháng Mười vừa qua, USV-PEM đã phóng thành công 6 hỏa tiễn Spike. Tàu này sẽ do một ‘thủy thủy’ lái từ xa tại trung tâm điều khiển trên bờ hoặc trên một ‘tàu mẹ’.
Vũ khí này được thiết kế để đánh bại các nhóm tàu nhỏ, tốc độ cao và có chứa chất nổ nhằm lấn át các tàu lớn có khả năng phòng thủ hạn chế trước kiểu tấn công này.
Cũng lưu ý là những người lên kế hoạch tại Hản quân Mỹ lo ngại rằng Iran có thể sử dụng chiến thuật ‘số đông áp đảo’ này để chống lại bất kỳ lực lượng hải quân nào trong các cuộc xung đột tại Vùng Vịnh.
Máy bay do thám tàng hình không người lái nEUROn
Trong hai năm trở lại đây, mọi người được nghe quá nhiều về các loại máy bay do thám không người lái (UAV).
Các nhà hoạch định quân sự trên thế giới nhận ra rằng một nhóm các máy bay do thám nhỏ, di chuyển chậm,có cánh quạt sẽ sống sót tốt trong một cuộc chiến công nghệ cao, họ đang đua nhau phát triển nên một thế hệ máy bay do thám không người lái tàng hình ở quy mô chiến đấu.
Máy bay do thám tàng hình không người lái NEURON
Mới đây, Pháp đã gia nhập với Mỹ sản xuất một chiếc UAV tàng hình khi chiếc NEURON cất cánh vào ngày 1/12 vừa qua.
Chiếc máy bay này do hãng Dassault sản xuất, trang bị các cảm biến, vũ khí và thú vị là nó có hai bánh lái ở mũi hạ cánh có bánh xe – đây là đặc điểm vốn chỉ thấy trên các phi cơ hạ cánh trên hàng không mẫu hạm.
Chiếc Những loại vũ khí dưới đây là các hệ thống có thể được phát minh từ năm trước đó hoặc đạt được cột mốc đáng kể trong con đường trở thành vũ khí tác chiến thực thụ.
Chiếc NEURON này sẽ sớm gia nhập chiếc Taranis do hệ thống BAE sản xuất và có thể là sánh với chiếc SKAT MiG của Nga.
Xe rô-bốt sát thủ
Không hài lòng với việc chỉ phát triển các thuyền do thám vũ trang không người lái, Israel đã âm thầm cho ra trận một đội rô-bốt sát thủ trên mặt đất. Guardium là một chiếc xe độc mã bọc thép trên sa mạc, trang bị rất nhiều loại cảm biến và vũ khí.
Xe rô-bốt này có thể tuần tra tự động, sử dụng các cảm biến để tự động nhận dạng các nguy cơ và như Bộ Quốc phòng Israel nói là ‘sử dụng rất nhiều phương pháp mạnh để loại trừ’ các mối đe dọa đó.
Xe rô-bốt sát thủ
Trong khi quân đội Mỹ đang thực hiện các thử nghiệm rất hạn chế đối với các loại xe bọc thép không người lái để đổi nguồn cung cho quân đội thực hiện tuần tra tại Afghanistan, chiếc Guardium có thể sẽ trở thành chiếc xe rô-bốt đầu tiên bọc thép trên mặt đất tham gia tác chiến.
‘Tên lửa đen’ CHAMP
CHAMP là tên viết tắt của Dự án Tên lửa tối tân Sóng cao tần chống điện, hoặc nói một cách ngắn gọn thì có thể gọi đây là lên lửa cắt điện tạm thời của Beoing.
Khác với các loại tên lửa nhắm trúng mục tiêu và thổi bay chúng hành hàng trăm nghìn mảnh, tên lửa này của Boeing chỉ bay lòng vòng quanh mục tiêu – có thể là một tòa nhà hoặc khu vực lân cận – và làm cho toàn bộ hệ thống điện trong khu vực bị tê liệt hoặc gián đoạn.
'Tên lửa đen' CHAMP
Hãng Boeing và Không lực Hoa Kỳ đã cho CHAMP bay thử vào tháng Mười vừa qua tại sa mạc Utah. Tên lửa này bay khoảng 1 giờ đồng hồ quanh một tòa nhà có nhiều máy tính hoạt động.
Khi CHAMP bay qua và phát ra sóng cao tần cực mạnh, toàn bộ màn hình máy tính trong tòa nhà bị tắt. Với tính năng này, mọi người có thể hình dung CHAMP sẽ trở nên nguy hiểm như thế nào khi xuất hiện tại các máy rađa phòng không, hệ thống liên lạc, hoặc bất kỳ phương tiện, thiết bị nào của đối phương cần tới điện năng.
Súng in 3D
Các loại máy in 3D có thể chế tạo nên các khẩu súng có khả năng bắn 6 viên đạn trước khi súng bị vỡ. Nhưng ai biết được liệu trong vòng 5 hay 10 năm tới, điều này có ý nghĩa như thế nào đối với xung đột trên toàn cầu nếu như người nào đó có thể dùng công nghệ in 3D để chế tạo nên súng trường.
Súng in 3D
Quân đội Mỹ đã nghĩ đến công nghệ in 3D như là một cách để giảm số phụ tùng quân đội phải mang theo. Trong khi một số nhà sản xuất máy in 3D đang từ chối các khách hàng muốn sản xuất vũ khí bằng thiết bị này thì rõ ràng là lúc này ‘cái kim đã lòi ra khỏi bọc’.