Mỹ sẽ khiến TQ "hít khói" tàu sân bay Ấn Độ nếu làm điều này

Minh Khánh |

Các chuyên gia cho rằng Mỹ nên hỗ trợ Ấn Độ phát triển năng lực tàu sân bay mạnh hơn Trung Quốc.

Tạp chí The Diplomat (Nhật Bản) cho hay, trong bài viết đăng trên website carnegieendowment.org, tác giả Ashley Tellis đã kêu gọi mở rộng hợp tác Mỹ - Ấn nhằm giúp New Delhi phát triển năng lực hải quân.

Đặc biệt, Tellis nhấn mạnh vào lực lượng không quân hải quân trên tàu sân bay và khuyến nghị Mỹ hỗ trợ Ấn Độ phát triển năng lực tàu sân bay mạnh hơn Trung Quốc.

Hiện tại, Ấn Độ đang trong quá trình hoàn thiện một tàu sân bay lớp Vikrant. Con tàu hạt nhân mang tên INS Vishal, với lượng giãn nước 65.000 tấn, sẽ được hạ thủy trong thập kỷ tới.

Theo The Diplomat, bài viết của Ashley Tellis có 2 điểm đáng chú ý:

Cơ hội thúc đẩy hợp tác quốc phòng Mỹ - Ấn

Thứ nhất, trong khi Mỹ và Ấn Độ đang là đối tác chiến lược thì điều cả hai bên thực sự cần là một thỏa thuận chiến lược có quy mô như thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự năm 2005.

Thỏa thuận đó được bắt đầu vài năm sau khi Mỹ chuyển giao công nghệ và phê chuẩn những vụ thử hạt nhân của Ấn Độ cuối những năm 90.

Thỏa thuận hạt nhân dân sự là sự thành công trong chính sách đối ngoại của chính quyền cựu Tổng thống Bush, đồng thời cho thấy Ấn Độ và Mỹ có thể cùng hợp tác vì lợi ích chung.

Ngày nay, mặc dù cả hai quốc gia đang hợp tác và chia sẻ quan điểm trên nhiều vấn đề an ninh quốc phòng nhưng vẫn chưa có triển vọng nào thực sự rõ ràng để nỗ lực hợp tác quân sự này có thể đạt được thỏa thuận quy mô như thỏa thuận hạt nhân dân sự trước đây.

Tellis cho răng, nếu không so sánh với quy mô của thỏa thuận hạt nhân thì việc Mỹ hỗ trợ kĩ thuật cho tàu sân bay nội địa của Ân Độ là một cách thức tuyệt vời để tăng cường lợi ích an ninh quốc gia của cả hai nước.

Nhất là trong bối cảnh tại Washington và New Delhi đang diễn ra các cuộc thảo luận mở rộng về sự hiện đại hóa và can dự ngày càng sâu của Hải quân Trung Quốc vào khu vực Ấn Độ Dương.

Toành cảnh lễ hạ thủy hoành tráng siêu tàu sân bay Ấn

Tàu sân bay INS Vikrant (chiếc đầu tiên thuộc lớp Vikrant) sau khi hạ thủy vào ngày 12/8/2013

Mỹ nên giúp Ấn Độ như thế nào?

Thứ hai, mặc dù 2 khuyến nghị chủ chốt trong bài viết dành cho Mỹ về vấn đề công nghệ tàu sân bay tấn công không có gì phức tạp nhưng chúng lại không có sức thuyết phục như nhau.

Cụ thể, để tăng cường khả năng “tấn công” của các tàu sân bay Ấn Độ thế hệ mới, bài viết cho rằng Mỹ cần:

- Cho phép Ấn Độ tiếp cận hệ thống máy phóng điện từ (sản phẩm của tập đoàn General Atomics).

- Cho phép New Delhi tiếp cận “các hệ thống hàng không tiên tiến khác nhau” (như máy bay cảnh báo sớm E-2C/D Hawkeye và máy bay chiến đấu F-35C Lightning).

Khuyến nghị đầu tiên đầu tiên về hệ thống máy phóng điện từ (EMALS) có tính thực tiễn và khả thi cao trong khi khuyến nghị thứ hai thì không được như vậy.

EMAILS sẽ đảm bảo rằng các tàu sân bay lớp Vikrant của Ấn Độ có năng lực triển khai máy bay tiên tiến hơn tàu sân bay Liêu Ninh độc nhất của Trung Quốc.

Đây là một công nghệ phức tạp hơn nhưng lại là hệ thống hỗ trợ phóng máy bay linh hoạt hơn.

Kết cấu máy phóng điện từ trên tàu sân bay Mỹ

Kết cấu máy phóng điện từ trên tàu sân bay Mỹ

Hiện tại, Ấn Độ, Nga và Trung Quốc đang sử dụng những tàu sân bay có hệ thống cất cánh ngắn không dùng máy phóng kiểu cũ.

Với EMALS, khung máy bay tiêm kích của hải quân Ấn Độ sẽ chịu ít áp lực hơn và có thể xuất kích tham chiến nhanh hơn.

Như vậy, ngay cả khi tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc được trang bị tốt hơn phiên bản MiG-29K Fulcrum của Ân Độ, New Delhi vẫn sẽ có được lợi thế tác chiến tốt hơn khi triển khai tàu sân bay của mình.

Tất nhiên, MiG-29K Fulcrum không phải loại máy bay tiêm kích tấn công được sử dụng khi tàu sân bay Vishal đi vào hoạt động.

Câu hỏi loại máy bay nào sẽ được trang bị trên tàu sân bay lớp Vikrant này vẫn còn để ngỏ.

Tellis đề xuất các máy bay F-35C Lightning. Mặc dù đây là một ý tưởng thú vị nhưng rất khó có khả năng Ân Độ sẽ lựa chọn F-35C.

Một phần là do Ấn Độ đã có sự hợp tác rất sâu với Nga để phát triển chung tiêm kích đa năng thế hệ 5 (FGFA) dựa trên tiêm kích Sukhoi T-50 PAK-FA của Nga.

Ấn Độ cũng đang thử nghiệm phiên bản hải quân của máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas nhưng vẫn sử dụng hệ thống cất cánh kiểu cũ.

The Diplomat nhận định, mặc dù các kế hoạch hợp tác sản xuất và phát triển tiêm kích FGFA giữa 2 nước đã gặp phải một số khó khăn nhưng New Delhi gần như chắc chắn không hứng thú với việc tìm kiếm giải pháp thay thế vào thời điểm này.

Dĩ nhiên, điều đó có thể thay đổi trong tương lai và F-35C có thể trở thành một lựa chọn hấp dẫn.

Ví dụ, bất đồng xung quanh sự tham dự sâu hơn của Ấn Độ vào chương trình FGFA có thể khiến New Delhi tìm kiếm giải pháp khác.

Ngoài ra, tiêm kích T-50 không có phiên bản dùng cho hải quân. Và trong thời gian đầu, tiêm kích FGFA cũng có thể sẽ như vậy.

Việc Ấn Độ gần đây đưa ra quyết định mua 36 máy bay Rafale từ Pháp có thể ảnh hưởng lớn tới các kế hoạch thăm dò khả năng trang bị F-35C của Ấn Độ.

Mặc dù Rafale có tính năng thấp hơn F-35C về khả năng tàng hình nhưng nó sẽ cạnh tranh để gia nhập các phi đội tiêm kích hạm mới của Ấn Độ.

Máy bay F-35 có thể đã có một số phận khác trong giai đoạn đầu của cuộc đấu thầu chiến đấu cơ đa nhiệm hạng trung (MMRCA) của Ấn Độ.

Vào năm 2008, Lockheed Martin đã chào hàng biến thể máy bay F-16 (F-16N) khi đấu thầu dự án MMRCA, kèm theo lời hứa hẹn là Ấn Độ có thể mua tiêm kích F-35 trong tương lai.

Nhưng F-16 không gây được sự quan tâm nào bởi nhiều lí do: Pakistan đã sử dụng loại máy bay này và tính năng của nó có những thiếu sót so với chiến đấu cơ Mirage 2000 mà không quân Ấn Độ đã có.

Ngoài ra, vào thời điểm xúc tiến dự án đấu thầu MMRCA, việc phát triển tàu sân bay ít được ưu tiên hơn.

Hiện nay, theo thời gian, các ưu tiên quân sự của Ấn Độ đã thay đổi.

New Delhi đã nhận thấy vai trò to lớn hơn của không quân hải quân để phát huy ưu thế chiến lược trong khu vực Ấn Độ Dương.

Theo The Diplomat, New Delhi và Washington nên cân nhắc những khuyến nghị của Tellis.

Khi Ấn Độ và Mỹ tiếp tục xây dựng quan hệ trên nền tảng vững chắc là chia sẻ lợi ích, về kinh tế và chính trị, 2 nước sẽ dễ dàng theo duổi mục tiêu chung trong việc bảo vệ khu vực Ấn Độ Dương, thông qua sự hợp tác duy trì liên tục trong linh vực quốc phòng-an ninh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại