Kế hoạch này được đưa ra dựa trên kế hoạch dự phòng chiến tranh, yếu tố “răn đe” từ Trung Quốc, trận chiến hải không quân. Đô đốc Jonathan Greenert chỉ ra 3 nguyên tắc cơ bản của hải quân Mỹ trong thời gian 4 năm tới gồm ưu tiên tác chiến, tác chiến tiền tuyến, sẵn sàng chiến đấu. Dựa trên ba nguyên tắc này, Hải quân Mỹ đã đưa ra khái niệm nền tảng về tác chiến hải không quân.
Nguồn tin cho biết, hải quân Mỹ sẽ triển khai thêm nhiều máy bay phản lực F/A-18, máy bay chiến đấu E/A-18 và máy bay cảnh báo sớm E-2D AWACS trên tàu sân bay USS Gerald R. Ford CVN-78 khi tàu sân bay này được bàn giao vào đầu năm 2016.
Ngoài ra, Mỹ sẽ đảm bảo sự răn đe hạt nhân, đầu tư phát triển một tàu ngầm tên lửa đạn đạo thế hệ mới nhằm duy trì quy mô của của hạm đội tàu ngầm hạt nhân chiến lược mang tên lửa đạn đạo (SSBN) hiện có.
Trong bản Kế hoạch cũng cho biết sẽ triển khai tích hợp các hệ thống vũ khí và vũ khí cảm biến hồng ngoại tiên tiến trên tàu chiến và máy bay chiến thuật. Bên cạnh đó, hải quân Mỹ sẽ tận dụng tối đa không gian mạng và phổ điện từ, triển khai máy bay chiến đấu E/A-18G, đồng thời phát triển máy bay gây nhiễu thế hệ mới, cải tiến thiết bị tác chiến điện tử mặt nước.
Đáng chú ý, Mỹ sẽ bổ sung thêm 946 lính tác chiến không gian mạng Cyber, trong vòng 3 năm tới sẽ thành lập 40 nhóm tác chiến Cyber.
Nguồn tin cũng cho biết, Mỹ sẽ bố trí nhiều máy bay trực thăng MH-60R và máy bay chống ngầm P-8A. Trong năm 2014, Mỹ sẽ hoàn thiện việc kiểm định hệ thống phòng ngự ngư lôi trên tàu sân bay Bush, đồng thời sẽ phát triển các phương tiện dưới nước không người lái cỡ lớn (UUV).
Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert còn tiết lộ việc triển khai trang bị hải quân trong khu vực giai đoạn từ 2015-2019. Đầu tiên, tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và Trung Đông, hải quân Mỹ sẽ duy trì một nhóm tàu sân bay tấn công (CSG) và một lữ đoàn tàu chiến đổ bộ (ARG). Nếu tác chiến tách biệt thì sẽ tăng cường thêm 1 nhóm tàu sân bay và 2 lữ đoàn tác chiến đổ bộ ở các khu vực trên.
Khi trường hợp khẩn cấp xảy ra, nhóm tác chiến tàu sân bay và lữ đoàn tác chiến đổ bộ ở cả hai khu vực sẽ tăng lên ba đơn vị. Tới năm 2020, số lượng tàu chiến mặt nước được triển khai tới khu vực châu Á Thái Bình Dương sẽ tăng thêm 10 chiếc, khi đó số lượng tàu tại khu vực đó sẽ đạt khoảng 60 chiếc. Khoảng hơn 60% máy bay và tàu chiến sẽ được triển khai tại khu vực bờ biển phía tây của nước Mỹ. Ngoài ra Mỹ vẫn sẽ duy trì một nhóm tàu sân bay và một lữ đoàn tác chiến đổ bộ tại Nhật Bản.
Trong thời gian 5 năm tới, hải quân Mỹ sẽ triển khai thêm 10 tàu vận tải cao tốc 2 thân JHSV, 8 tàu tác chiến ven bờ LCS và 2 tàu đổ bộ cơ động MLP.
Bản Kế hoạch cũng khẳng định việc triển khai 2 tàu khu trục tại Tây Ban Nha vào năm 2014, triển khai 2 tàu khu trục có khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo tại các nước đồng minh, thiết lập cơ sở tuần tra tại Bahrain. Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ nâng cao năng lực vận tải đổ bộ của Mỹ tại Australia.