Ý đồ hiện diện tại Hàn Quốc của tàu ngầm hạt nhân Ohio
Tàu ngầm hạt nhân USS Ohio - Hải quân Mỹ đến thăm cảng Busan, Hàn Quốc
Hạ tuần tháng 10/2012, tàu ngầm hạt nhân Ohio của Hải quân Mỹ đã cập
cảng ở căn cứ Busan thuộc Bộ Tư lệnh Tác chiến Hải quân Hàn Quốc. Đây là
một chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio được trang bị tên lửa hành trình,
có thể mang theo 154 tên lửa hành trình Tomahawk, có thể dùng để tấn
công bất cứ mục tiêu nào trên đất liền và trên biển trong phạm vi 1.500
km.
Tàu ngầm lớp Ohio có khả năng tấn công mạnh mẽ, sức chiến đấu của một
chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio tương đương với vài chiếc tàu chiến
mặt nước (tàu nổi).
Từ năm 2010 đến nay, tàu ngầm hạt nhân nhiều lớp khác nhau của Mỹ đã
dồn dập tiến hành phô diễn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, động thái
quân sự này đã dấy lên mối quan tâm của các nước trong khu vực.
Gần đây, ở Mỹ có một bộ phim truyền hình về tàu ngầm hạt nhân lớp
Ohio rất được thịnh hành. Nội dung bộ phim cho biết, một chiếc tàu ngầm
lớp Ohio mang tên USS Colorado, khi thực hiện nhiệm vụ ở nước ngoài, đã
lơ là với việc phóng đạn hạt nhân, do đó nó trở thành mục tiêu tiêu diệt
của Hải quân Mỹ.
Ngoài tàu ngầm hạt nhân trở thành nhân vật chính của kịch bản trong phim
Mỹ, gần đây một chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio Mỹ thực sự đã thực
hiện nhiệm vụ ở vùng biển Tây Thái Bình Dương.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của Mỹ mang theo 154 quả tên lửa hành trình - hỏa lực mạnh nhất của Hải quân Mỹ
Trang mạng chính thức của Hải quân Mỹ cho biết, ngày 24/10, chiếc
tàu ngầm lớp Ohio đầu tiên mang tên USS Ohio đã đến thăm Busan, Hàn
Quốc. Sau khi cập cảng Busan, chiếc tàu ngầm này không chỉ đã công khai
khoang điều khiển và khoang nghỉ ngơi của thủy thủ, mà còn khoe khoang
vũ khí mang theo ngư lôi FK48 và tàu ngầm mini đặc biệt trên sàn tàu, hồ
hởi “khoe” hệ thống vũ khí tiên tiến nhất.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio, loại tàu được cho là kho tên lửa dưới
lòng đại dương, tổng cộng trang bị 154 quả tên lửa Tomahawk, thiết kế 24
ống phóng thẳng, là tàu ngầm có số lượng tên lửa Tomahawk mang theo
nhiều nhất trong các loại tàu ngầm của Hải quân Mỹ.
Loại tàu này còn trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực và sonar tiên
tiến nhất, hơn nữa còn có thể chở theo 65 lính đặc nhiệm Seal và trang
bị tác chiến. Lính đặc nhiệm trong tàu ngầm lớp Ohio và tàu ngầm mini
được mang theo sẽ đổ bộ bí mật ở khu vực mục tiêu, phát động tấn công
bất ngờ (xuất kỳ bất ý) đối với kẻ địch.
Ngoài ra, tàu ngầm hạt nhân lớp
Ohio trang bị hệ thống thông tin tiên tiến còn có thể được sử dụng
trong thời chiến như một trung tâm chỉ huy chiến trường.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của Mỹ mang theo 154 quả tên lửa hành trình - hỏa lực mạnh nhất của Hải quân Mỹ
Mặc dù đối với phần lớn các thủy thủ của tàu ngầm USS Ohio thì đây là
lần đầu tiên họ đến thăm Busan, nhưng tàu ngầm hạt nhân Mỹ đến khu vực
Tây Thái Bình Dương thực hiện nhiệm vụ thì đây không phải là lần đầu
tiên.
Ngày 4/10, tàu ngầm hạt nhân USS Hawaii đã đến thăm vịnh Subic của Philippines, sau đó quân Mỹ xác nhận tàu ngầm USS Hawaii sẽ đồn trú “nửa vĩnh viễn” tại đó, đồng thời có kế hoạch biến vịnh Subic thành cảng chính của tàu chiến cỡ lớn của quân Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương.
Có phương tiện truyền thông Hàn Quốc cho rằng, bến cảng tàu ngầm ở
căn cứ hải quân đảo Jeju đang xây dựng, ngay từ thiết kế ban đầu đã tính
tới nhu cầu cập bến, neo đậu cho tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Mỹ, vì
vậy có phân tích cho rằng, gần đây Mỹ dồn dập điều tàu ngầm hạt nhân tới
tuần tra ở khu vực Tây Thái Bình Dương, một mặt là đang thực hiện nhiệm
vụ huấn luyện thường lệ, mặt khác là tạo sự răn đe chiến lược ở khu vực
này và tăng cường các bước đi chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình
Dương của họ.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio tại cảng Busan Hàn Quốc
Ohio – kho vũ khí chiến lược dưới lòng đại dương
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Đỗ Văn Long cho rằng, tàu ngầm hạt nhân
lớp Ohio là tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa hành trình, hay nói một
cách nghiêm túc, thì đây là tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa hành
trình thông thường, là một kho vũ khí chiến lược dưới biển, có thể mang
theo 154 quả tên lửa Tomahawk, số lượng tên lửa mang theo nhiều hơn bất
cứ tàu chiến khác.
Hiện nay tàu khu trục Arleigh Burke trang bị tới hơn 90 ống phóng
thẳng, nhưng nó phải lắp các loại tên lửa khác nhau như phòng không, săn
ngầm, chống hạm, vì vậy không thể hoàn toàn trang bị tên lửa Tomahawk.
Như vậy, tàu ngầm lớp Ohio là loại tàu trang bị tên lửa Tomahawk có
số lượng nhiều nhất, hơn bất cứ tàu nổi và tàu ngầm nào khác hiện có của
Hải quân Mỹ, đồng thời cũng là loại mạnh nhất.
Giếng phóng tên lửa hành trình của tàu ngầm hạt nhân USS Ohio, Hải quân MỹTàu ngầm này có lượng giãn nước từ 16.000-18.000 tấn, nó có các khả
năng tác chiến như tác chiến trong bất cứ tình huống nào, ở bất cứ
vùng biển nào, thực hiện bất cứ nhiệm vụ nào.
Điều này cho thấy, khả
năng tác chiến và mức độ cảnh giới, phòng bị của nó tương đối cao, sau
khi nhận được nhiệm vụ là có thể tiến hành phóng tên lửa tấn công.
Ngoài ra, nó còn có khả năng ở lại dưới biển tới vài tháng mà không có
vấn đề gì lớn. Vì vậy, nếu nó được triển khai vào vị trí chiến đấu, cộng
với tầm phóng của tên lửa, điều kiện giấu mình/tàng hình dưới nước, thì
loại tàu ngầm này có khả năng tấn công các mục tiêu trên đất liền tương
đối mạnh, khả năng răn đe/uy hiếp càng mạnh.
Trang bị tên lửa Tomahawk kiểu mới
Theo chuyên gia Đỗ Văn Long, tên lửa Tomahawk là đòn sát thủ của tàu
ngầm lớp Ohio. Tàu ngầm lớp Ohio đã trang bị tên lửa Tomahawk 3 trong
chiến tranh Iraq, dùng GPS dẫn đường. Nhưng, tên lửa Tomahawk còn có thể
sử dụng hình thức dẫn đường khác.
So với Tomahawk 3, tên lửa Tomahawk 4 đã được cải tiến một số chỗ,
trước hết là đã lắp một thùng dầu tiết kiệm, khác với tên lửa Tomahawk 3
gặp mục tiêu là lập tức bổ nhào, tên lửa Tomahawk 4 gặp mục tiêu có thể
lượn vòng trên không xác định xem có mục tiêu hay không, khi phát hiện
và xác định được mục tiêu sẽ tiếp tục tấn công.
Tên lửa hành trình Tomahawk có thể gắn đầu đạn hạt nhân, phóng lên từ tàu ngầm hạt nhân lớp OhioNgoài ra, Tomahawk 3 xác định trước mục tiêu, giữa đường không thể
thay đổi, sau khi đã đổi thì cũng cắm đầu vào tấn công mục tiêu đã định,
nhưng nếu có mục tiêu đã bị tiêu diệt và không cần tiếp tục tấn công
nữa thì quả tên lửa trị giá 1 triệu USD này hoàn toàn bỏ đi.
Trong khi đó, Tomahawk 4 có thể thay đổi mục tiêu trong hành trình của
nó, ngoài ra còn có một ưu điểm nữa là Tomahawk 4 có thể đánh giá có
hiệu quả nhờ máy quay (camera) gắn ở đầu đạn, vì vậy áp dụng phương thức
dẫn đường “trở về”, trước khi tiêu diệt mục tiêu thì Tomahawk 4 có thể
phát những hình ảnh cuối cùng trở về, khi đó có thể biết được tên lửa
này tấn công một tòa nhà hay tấn công kho dưới lòng đất. Như vậy,
Tomahawk 4 là loại tên lửa thông minh hơn, không cần phải điều máy bay
đi nữa, vệ tinh tiến hành đánh giá lại có hiệu quả.
Mỹ dùng tàu Ohio để phô diễn cơ bắp, thực hiện cam kết 3 năm trước?
Được biết, tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio khi được trang bị tên lửa
Tomahawk sẽ có thể tấn công rất xa, thậm chí ở giữa Thái Bình Dương có
thể tạo ra mối đe dọa đối với Đông Á.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Tống Hiểu Quân cho rằng, tàu ngầm hạt
nhân Ohio hiện diện ở Hàn Quốc - có thể là Obama thực hiện cam kết 3 năm
trước. Bởi vì, vào năm 2009, CHDCND Triều Tiên đã tiến hành thử nghiệm
hạt nhân lần thứ hai, Chính phủ Lee Myung-bak Hàn Quốc đã rất nóng lòng
muốn phát triển vũ khí trang bị. Khi đó, Obama đã mời Lee Myung-bak đến
vườn hoa ở Nhà Trắng trò chuyện, cam kết tiếp tục bảo hộ hạt nhân đối
với Hàn Quốc, nhưng Hàn Quốc phải “trả giá” rất nhiều.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio mang theo 64 binh sĩ lực lượng đặc nhiệm Seal để tác chiến dưới mặt biển.Theo thỏa thuận giữa Mỹ-Hàn, mỗi năm Mỹ sẽ điều một chiếc tàu ngầm hạt
nhân lớp Ohio đến Hàn Quốc và nổi lên để người Hàn tham quan, Hàn Quốc
đáp lễ bằng cách kéo dài ô bảo vệ hạt nhân.
Việc một chiếc tàu ngầm hạt
nhân lớn như vậy, đến hơn chục nghìn tấn, nổi lên là để nhằm mục đích
răn đe người khác – chuyên gia Tống Hiểu quân bình luận.
Ohio sẽ đến khi gặp “loạn”
Chuyên gia Đỗ Văn Long cho rằng, tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio đã nhiều
lần hoạt động ở Thái Bình Dương. Hiện nay, thời cơ đến của nó rất đặc
biệt, tức gặp “loạn” sẽ đến. Mục đích là nhằm đề phòng sự cố bất trắc
xảy ra trong quá trình Hàn Quốc tiến hành diễn tập “bảo vệ Tổ quốc”.
Vào năm 2008 cũng có một chiếc đến thăm. Còn năm 2010, Mỹ đồng thời
cử 3 tàu ngầm hạt nhân đến thăm Busan-Hàn Quốc (biển Hoa Đông),
Subic-Philippines (biển Đông) và Diego Garcia (Ấn Độ Dương). Như vậy có
tới 154 x 3 quả tên lửa Tomahawk đồng thời xuất hiện ở châu Á khi đó.
Ngoài ra, năm nay còn đến nữa, qua đây Mỹ thực hiện ý đồ “răn đe”.
Mỹ đang chuyển đổi. Trước đây họ sử dụng tên lửa hạt nhân để nhằm vào
các khu vực quan trọng, nay lại sử dụng tàu ngầm hạt nhân Ohio đánh dấu
Mỹ có sự chuyển đổi về lực lượng tấn công chiến lược kiểu mới.
Hiện nay, Mỹ thiếu tiền, họ có thể khôi phục đầu đạn hạt nhân chiến
thuật. Mặc dù Mỹ tuy đồng ý tiêu hủy đầu đạn hạt nhân AGM154, nhưng còn
chưa tiêu hủy, một khi không có tiền, thực sự quay trở lại Đông Á, cộng
với cho là Trung Quốc đã xâm phạm chuỗi đảo thứ nhất, quần đảo Ryukyu…
Mỹ sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Như vậy, những tàu ngầm hạt
nhân này có thể mang theo tên lửa Tomahawk gắn đầu đạn hạt nhân.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường hiện diện ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương?
Đài truyền hình CCTV Trung Quốc kết luận, như vậy, Mỹ sử dụng tàu
ngầm hạt nhân Ohio là xuất phát từ nhu cầu thể hiện “cơ bắp”, nhưng e
rằng cũng có ý đồ triển khai thực tế.
Cùng với việc tàu ngầm hạt nhân
quân Mỹ hoạt động ngày càng tích cực ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương,
có thể nói ở các vùng biển Thái Bình Dương sớm đã nổi sóng ngầm, việc
tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio mang theo hơn 100 quả tên lửa hiện diện tại
khu vực rất gây chú ý cho dư luận, khiến người ta liên tưởng phong phú.