Nhóm Nimitz gồm tàu sân bay USS Nimitz (CVN-68) cùng với Liên đội Không quân hạm số 11 (CVW-11), nhóm tác chiến tàu sân bay số 11 (CSG-11), đội tàu khu trục số 23, các tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Momsen (DDG 92), USS Preble (DDG 88), tàu tuần dương USS Princeton (CG 59).
Liên đội không quân CVW-11 gồm các phi đội cường kích VFA-154, VFA-147, VFA-146, không đoàn yểm trợ và tấn công của Thủy quân lục chiến VMFA-323, phi đội tấn công điện tử số VAQ-142, phi đội cảnh báo sớm VAW-117, phi đội trực thăng tấn công HSM-75, phi đội hỗ trợ hậu cần VRC-30.
"Ấn-Thái-Á châu" là một cụm từ địa chiến lược mới của Mỹ, tức là "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương - châu Á".
Trong thời gian sắp tới, nhóm tác chiến tàu sân bay sẽ tiến hành các bài tập và ghé thăm các cảng quân sự để tăng cường các mối quan hệ đối tác hàng hải, cũng như thúc đẩy sự hòa bình và ổn định trong khu vực Ấn-Thái-Á châu.
Chuẩn Đô đốc Michael S. White, chỉ huy CSG-11 cho biết: "Chúng tôi rất háo hức với cơ hội được tham gia mở rộng quan hệ với các đối tác và đồng minh trong những tuần sắp tới. Đó là một nhiệm vụ không thể xem nhẹ và toàn bộ nhóm tác chiến sẽ nỗ lực hết sức để tận dụng cơ hội này".
Khu vực phụ trách của Hạm đội 7 có diện tích lên tới 124 triệu km2, từ Đường đổi ngày Quốc tế (IDL) đến Ấn Độ Dương.
Nhóm tác chiến sẽ tham gia các bài tập khác nhau, cũng như những sự kiện nổi bật với các đối tác quân sự lâu năm và các đồng minh lâu dài của Mỹ.
Nhóm tàu rời cảng Everett, Washington ngày 30 tháng 3 để thực hiện một bài huấn luyện, sau đó rời khỏi San Diego vào 19 tháng 4 để triển khai kế hoạch về khu vực trung tâm chỉ huy của Hạm đội 7. Lần gần đây nhất nhóm Nimitz được triển khai là vào năm 2010.
Nhóm tác chiến tàu sân bay Nitmitz sẽ tiếp nối vô số tàu chiến, máy bay chiến đấu được Mỹ triển khai tới khu vực này trong hơn 70 năm qua để hoàn thiện mục tiêu duy trì cam kết của Mỹ về duy trì an ninh và ổn định trong khu vực Ấn-Thái-Á châu.