Vào trung tuần tháng 4 vừa qua, TQ vừa tiến hành một cuộc tập trận tác chiến chống thủy lôi ngay trên biển Đông, những hình ảnh ban đầu của buổi tập trận này đã khiến Mỹ và phương Tây có cái nhìn khác hơn về khả năng chống thủy lôi của TQ.
Cuộc tập trận mới đây không chỉ khiến các quốc gia trong khu vực cảm thấy lo lắng, mà bản thân Mỹ cũng theo dõi sát sao cuộc tập trận này bởi khả năng tàu chiến của Hải quân Trung Quốc có thể đối mặt với thủy lôi tiên tiến của Mỹ trong tương lai là điều có thể xảy ra.
Bằng chứng mới nhất là việc Mỹ úp mở khả năng hỗ trợ Đài Loan, Philippines, Malaysia,.. sở hữu thủy lôi thông minh thế hệ mới có thể được đặt ở tầng nước nông nhằm chống lại các chiến dịch đổ bộ của đối phương.
Báo chí Mỹ từng tin tưởng, “thủ đoạn“ tác chiến thủy lôi chiến lược. Khi chỉ cần số lượng tương đối ít thủy lôi hiện đại của Mỹ là có thể uy hiếp bất cứ hoạt động đổ bộ nào của quân đội Trung Quốc, khiến cho lực lượng chiến đấu của họ gặp khó khăn ở bến cảng, đồng thời phong tỏa tuyến đường giao thông trên biển của Trung Quốc.
Ở một khía cạnh khác, quân đội Trung Quốc còn chưa tiến hành đầu tư lớn cho khả năng cần thiết đeo bám, theo dõi thủy lôi của đối phương, cũng chưa tiến hành nhiều các cuộc tập trận trên phương diện này.
Ý thức được điều này, trong một thời gian ngắn, TQ đã tiến hành củng cố đội tàu quét lôi chuyên dụng, cùng với việc tăng cường nhập khẩu và tự sản xuất các phương tiện vô hiệu hóa cũng được phát triển mạnh mẽ theo hướng chính xác, nhanh chóng, sử dụng các phương tiện không người lái.
Loại tàu quét mìn mới của Hải quân Trung Quốc được các chuyên gia quân sự đánh giá khá cao.
Theo tính toán của người Mỹ, trong vòng 10 năm tới, trình độ tác chiến chống thủy lôi của TQ sẽ được nâng lên một tầm cao mới, theo đó khả năng phòng thủ biển của các quốc gia có sự tranh chấp với nước này sẽ được đặt trong tình trạng báo động.
Tuy nhiên, người Mỹ cũng tin rằng sự phát triển nhanh chóng của TQ sẽ gặp nhiều trở ngại nếu không có sự hỗ trợ từ phía Nga và các quốc gia có trình độ quốc phòng phát triển, bởi những khí tài do TQ tự sản xuất chưa thể có đủ độ kiểm chứng, bên cạnh đó với yêu cầu cần có một lượng lớn phương tiện chống thủy lôi, người TQ cũng không thể đẩy nhanh được tiến độ công việc, và trong khoảng thời gian đó, các quốc gia khác cũng có đủ khả năng để tăng cường “chất lượng“ thủy lôi của mình. Đây sẽ là một cuộc đua khó có lời kết, tờ americamil nhận định.
Hình ảnh buổi tập trận chống thủy lôi của TQ trên biển Đông vào trung tuần tháng 4 vừa qua.