"Mỹ điều F-22 tới Ukraine, máy bay Nga không có cơ sống sót"

Phan Thuấn |

(Soha.vn)- Đại tá Robert Spalding III cho rằng việc Mỹ triển khai tiêm kích F-22 tới Ukraine sẽ là một giải pháp quân sự khả thi trong việc ngăn chặn ý định tấn công của Nga.

Đề cập tới những giải pháp của Mỹ trước tình hình căng thẳng tại Ukraine, tạp chí Nationalinterest (Mỹ) đăng tải bài viết của Đại tá Robert Spalding III, hiện là một học giả quân sự thuộc Hội đồng Quan hệ đối ngoại (Mỹ). Chức vụ gần đây nhất của ông là chỉ huy phó phi đội máy bay ném bom 509 đóng tại căn cứ không quân Whiteman, Missouri, nơi chịu trách nhiệm bảo dưỡng và duy trì phi đội B-2 duy nhất của Mỹ. Ông cũng từng chỉ huy Nhóm tác chiến 509 với các máy bay B-2 trong chiến dịch Bình minh Odyssey.

Trong bài viết của mình, Robert Spalding III nhận định rằng việc Mỹ triển khai tiêm kích F-22 để bảo vệ bầu trời Ukraine sẽ là một giải pháp quân sự khả thi trong việc ngăn chặn ý định tấn công của Nga.

Nội dung chi tiết của bài viết như sau:

Hiện nay, Ukraine đang bị đe dọa bởi một lực lượng lớn của Nga triển khai gần biên giới. Crimea đã sáp nhập vào Nga và đồng thời những lực lượng Nga đang củng cố năng lực của họ trên khu vực này. Bất chấp những tuyên bố của người Nga cho rằng họ không có ý định xâm lược Ukraine nhưng dễ dàng có thể nhận thấy những yếu tố mập mờ trong các tuyên bố của họ.

Rất nhiều người đã cho rằng không có một giải pháp quân sự nào trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Trong khi Tây Âu và Mỹ không mong muốn xảy ra một cuộc xung đột với Nga nhưng việc không có được những hành động ủng hộ Ukraine trên thực tế lại là một nhân tố thúc đẩy người Nga tiến hành những hành động leo thang tại đây.

Trước khi Không quân Mỹ bắt đầu tấn công lực lượng của Saddam, hành động được cho là sự mở đầu cho chiến dịch kéo dài 100 giờ đồng hồ, họ đã triển khai những hoạt động quân sự khôn khéo ở Saudi Arabia. Khi đánh giá cuộc chiến tranh Iraq lần đầu tiên, hầu hết mọi người đều nghĩ về một chiến dịch tấn công đẩy lực lượng của Saddam ra khỏi Kuwait. Ngược lại có rất ít người nghĩ tới hiệu quả của sự răn đe mà không quân mang lại, trước khi các máy bay của đồng minh bắt đầu cuộc tấn công được biết đến là “Chiến dịch bão táp sa mạc”.

Ngày 2/8/1990, Iraq tấn công Kuwait, gần như là ngay lập tức sau khi nước Mỹ thừa nhận mối đe dọa đối với Saudi Arabia. Ngày 7/8, Mỹ lần đầu tiên triển khai khẩn cấp các máy bay F-15 tới Saudi Arabia. Số máy bay này đã là giải pháp thay thế tạm thời trong việc ngăn chặn những máy bay của Iraq hỗ trợ một cuộc tấn công trên bộ vào Saudi Arabia. Đồng thời nó cũng mang lại một khoảng thời gian đế tiến hành những sáng kiến ngoại giao, và dẹp bỏ sự sợ hãi của Saudi về một cuộc xâm lược nhắm vào họ đang đến gần.

Đây chỉ là một trong nhiều ví dụ mà Mỹ đã sử dụng những hành động triển khai quân sự để răn đe kẻ thù. Dưới thời chính quyền Kennedy, Liên Xô đã ra một tối hậu thư cho các cường quốc phương Tây kêu gọi rút tất cả các lực lượng quân sự khỏi Tây Berlin. Sau đó, ngày 13/8/1961, Đông Đức bắt đầu cho xây dựng bức tường Berlin. Kennedy đã báo cáo lên Quốc hội Mỹ, đề xuất tăng ngân sách quốc phòng và cho phép tăng cường sức mạnh của quân đội Mỹ lên mức 1 triệu quân. Tháng 10 và tháng 11 năm 1961, Mỹ bắt đầu triển khai số lượng lớn nhất các máy bay tiêm kích đánh chặn thuộc lực lượng vệ binh quốc gia tới châu Âu trong một chiến dịch có tên gọi “Stair Step.” Hành động này đóng vai trò làm nhụt ý chí của Liên Xô trong việc tiến hành những hành động hiếu chiến tiếp theo, và cho dù bức tường Berlin vẫn tồn tại nhưng sau cùng nó cũng bị sụp đổ.

Những minh chứng trên đã nhấn mạnh tầm quan trọng của cấp độ sức mạnh quân sự quốc gia trong việc hỗ trợ các nỗ lực ngoại giao khi phải đối mặt với một kẻ địch cương quyết sử dụng lực lượng quân sự. Trừ phi được hỗ trợ bởi một lực lượng quân sự đáng tin cậy, những cuộc đàm phán thông thường sẽ bị thất bại. Những nhà thực hành chính sách đối ngoại thường xuyên bác bỏ việc sử dụng quân sự như là một giải pháp bởi họ ưa thích sử dụng “quyền lực mềm” hơn. Bên cạnh đó có số lượng tương tự các nhà thực thi chính sách cũng cho rằng “quyền lực cứng” vốn là một hành động kích động. Tuy nhiên việc triển khai lực lượng quân sự không phải luôn là để kích động hay khiêu khích, đặc biệt là khi về bản chất chúng nhắm tới việc phòng vệ.

Theo Robert Spalding III, đối mặt với các tiêm kích F-22, các máy bay của Nga sẽ không có cơ hội sống sót, và vì thế chúng sẽ không thể chi viện cho một cuộc xâm lược trên bộ của Nga

Theo Robert Spalding III, đối mặt với các tiêm kích F-22, các máy bay của Nga sẽ không có cơ hội sống sót, và vì thế chúng sẽ không thể chi viện cho một cuộc tấn công trên bộ của Nga

Crimea rất có thể sẽ nằm trong tay người Nga cho đến khi có một sự thay đổi trong chính phủ ở Nga. Theo đó để có thời gian cho Ukraine và tạo điều kiện về thời gian cho các giải pháp ngoại giao đạt hiệu quả, một giải pháp quân sự cần được thực hiện. Việc triển khai đơn thuần đối với các tiêm kích F-22 (cùng với những máy bay hỗ trợ khác) để phòng thủ là một giải pháp khả thi. Để mang lại hiệu quả về mặt ngoại giao, những lực lượng này cần phải được triển khai với cam kết của Mỹ trong việc bảo vệ vùng trời của Ukraine trước các cuộc tấn công.

Mặc dù không tốn một viên đạn, nhưng một sự triển khai như vậy ngay lập tức sẽ làm thay đổi những toan tính tấn công Ukraine của Tổng thống Putin. Đối mặt với các tiêm kích F-22, các máy bay của Nga sẽ không có cơ hội sống sót, và vì thế chúng sẽ không thể chi viện cho một cuộc tấn công trên bộ của Nga. Những người Ukraine sẽ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều về khả năng của họ trong việc bảo vệ đất nước, do bất kì cuộc xâm lược nào của Nga sẽ bị các máy bay của Ukraine vốn được bảo vệ bởi các máy bay F-22 tấn công.

Kết quả của giải pháp trên sẽ cho phép các bên cân nhắc một tương lai nơi mà một nước Nga hiếu chiến sẽ phải đối mặt với giải pháp đối phó cứng rắn của Mỹ. Bên cạnh đó, nó cũng góp phần làm nên một thông điệp mạnh mẽ cần được gửi tới Tổng thống Putin, thay vì gửi cho những người Ukraine một số nhu yếu phẩm.

Đối với những người phân vân về kết quả từ một hành động mà họ vốn chỉ cho rằng mang tính kích động thực sự mà không hiểu rõ về lợi ích của nước Mỹ, có 3 kết quả sau: Thứ nhất Tổng thống Putin và những người khác buộc phải chú ý rằng các nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi trật tự thế giới sau thế chiến thứ hai về mặt quân sự sẽ bị dập tắt bằng quân sự. Thứ hai, những quốc gia nhờ cậy vào cường quốc Mỹ là một giải pháp phát triển chương trình vũ khí hạt nhân của chính họ sẽ cảm thấy tự tin hơn rằng nước Mỹ sẽ vẫn bảo trợ cam kết của mình trong việc tăng cường các biện pháp răn đe. Sau cùng các quốc gia vốn bị nước Nga ngăn cản gia nhập NATO có thể cảm thấy thoải mái khi gia nhập những quy chuẩn phổ biến toàn cầu mà không lo sợ về một sự ép buộc.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của Đại tá Robert Spalding III.

Bài liên quan: "F-22 chặn đứng Nga ở Ukraine? Không quân Mỹ hãy thôi ngạo mạn!"

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại