F-22 và T-50: Mèo nào cắn mỉu nào?

Lt Cdr. Mikhail Sergeyevich |

(Soha.vn) - Tính đến thời điểm hiện tại, F-22 Raptor là máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 nhanh nhất của Hoa Kỳ, với thiết kế sử dụng công nghệ tàng hình bị động, bay với tốc độ rất cao và khả năng cơ động đáng nể của mình. Cho đến nay, nó vẫn được Lockheed cải tiến và nâng cấp liên tục nhằm hạ gục PAK FA T-50 trong một cuộc không chiến.

Ai sẽ là người chiến thắng?
Ai sẽ là người chiến thắng?

Chúng ta hãy làm một bài kiểm tra dựa trên lý thuyết nhằm đánh giá chính xác khả năng hoạt động cũng như các lợi thế trong không chiến của T-50 với F-22 Raptor.

Nhiều người cho rằng T-50 phát triển sau, với công nghệ tiên tiến hơn nên sẽ dễ dàng hạ gục được F-22, tuy nhiên, với 16 năm hoạt động, F-22 không phải là một đối thủ dễ chơi.

F-22 có tốc độ nhỉnh hơn T-50
F-22 có tốc độ nhỉnh hơn T-50

Về bản chất, cuộc đối đầu của 2 máy bay tiêm kích cần xét đến nhiều yếu tố và góc độ bao gồm: công nghệ tàng hình, độ cơ động, các cảm biến hiện đại với mức tối ưu hóa cao và cuối cùng là hệ thống tên lửa không đối không.

Công nghệ tàng hình

F-22 và T-50 đều là những máy bay tiêm kích tấn công hạng nặng với công nghệ tàng hình.

Công nghệ tàng hình của F-22 là công nghệ tàng hình truyền thống, sử dụng các góc và các bộ phận rải đều trên máy bay nhằm phát xạ đi đến hơn 85% sóng xung điện từ tiếp xúc với các bộ phận của nó.

Do những góc bố trí cố định trên máy bay nên những vùng nhạy cảm ở mũi máy bay có một tiết diện thường với diện tích rất nhỏ chỉ 0.0001 m2. Đây là vị trí bố trí radar quét phương ngang phía trước RCS nhưng chính nó cũng làm cho hệ thống ngắm bắn và xác định mục tiêu trở nên khó khăn do những phát xạ sóng của vị trí này khiến cho chỉ có 97% sóng từ hệ thống radar của F-22 tỏa ra đều và không bị cản trở, 3% còn lại bị vị trí này làm sai lệch và tỏa đi những hướng khác nhau.

T-50 cũng không kém cạnh người đồng cấp. Tuy không nhanh bằng F-22 nhưng T-50 có khả năng cơ động cao
T-50 cũng không kém cạnh người đồng cấp. Tuy không nhanh bằng F-22 nhưng T-50 có khả năng cơ động cao

Trong khi đó, PAK FA T-50 sử dụng công nghệ tàng hình chủ động Plasma Shield, hút và làm các sóng xung điện từ phản xạ đi theo những phương không được định trước, một phần lại bị giảm bớt năng lượng và không có khả năng phản hồi trở lại. Hệ thống radar giám sát vật thể bay chuyển động của T-50 không bị ảnh hưởng như vị trí tiết diện 0.0001 của F-22.

Tuy nhiên, cũng có một số chuyên gia nhận định khả năng tàng hình của T-50 vẫn còn thua kém F-22, trong đó, khoảng cách bộc lộ của T-50 gấp đôi F-22.

Cơ cấu làm việc của radar thám sát và dẫn đường trên F-22.

Hệ thống tên lửa

F-22 được trang bị hệ thống tên lửa AIM-12D với radar dẫn đường và có thể tấn công mục tiêu rất chính xác. Trong khi đó, T-50 được trang bị Vympel R-77M và R-74, sử dụng đầu dẫn kết hợp từ nhiều loại cảm biến, gồm cảm biến nhiệt, cảm biến từ trường và hệ thống điều khiển tập trung hóa từ bộ xử lý hồng ngoại.

Một số chuyên gia nhận định rằng Vympel R-77 vượt trội hơn AIM-120 ở tầm bắn và độ cơ động, tuy nhiên, sự hơn thua giữa 2 loại tên lửa này vẫn gây rất nhiều tranh cãi. Các nhà phân tích phương Tây và của Mỹ cho rằng R-77 thua kém dòng tên lửa AIM-120 ở hệ thống điện tử do trình độ phát triển công nghệ điện tử của người Nga đã có một thời gian dài bị trì hoãn.

 Tên lửa Vympel R-77M trang bị cho T-50.

Tên lửa AIM-120D của F-22 có một điểm trừ là sử dụng đầu dẫn bằng radar, thay vì đầu dẫn tầm nhiệt. Về mặt lý thuyết, với lớp Plasma bao bọc quanh T-50, khả năng F-22 sử dụng sóng xung điện từ để xác định được mục tiêu là khá thấp. Mặc dù phi công có thể thấy được T-50 bằng mắt thường thì cũng khó có thể tóm được nó với AIM-120D. Trong quá trình nghiên cứu công nghệ Plasma, người ta ước tính rằng tỷ lệ bắn trúng mục tiêu của AIM-120D trước T-50 chỉ là 8% và đây cũng là 8% rủi ro của hệ thống Plasma Shield.

Tuy nhiên, đó chỉ là trên cơ sở lý thuyết. Kết quả của một cuộc không chiến vẫn còn được quyết định bởi nhiều yếu tố khác.

Cấu tạo tên lửa AIM-120D trên F-22.

Hệ thống cảm biến

Trong cuộc chiến, khi F-22 phóng tên lửa tiêu diệt đối thủ, nó phải chấp nhận rủi ro là bộc lộ mình nếu bắn trượt. Với các tiêm kích thế hệ 4, việc xác định được F-22 là vô cùng khó khăn.

Thế nhưng, do đã xác định ngay từ đầu đối thủ cạnh tranh với T-50 là F-22 nên người Nga cũng đã tích cực nghiên cứu để có thể khắc phục điểm yếu này.

Ngoài hệ thống giám sát cảm biến chuyển động nhiệt OLS-35M từng được trang bị cho Su-35, T-50 còn được trang bị Công nghệ Lượng tử tách sóng quang phổ hình ảnh QWIP.

QWIP là công nghệ dựa trên công nghệ tìm kiếm và dò tìm hồng ngoại hay còn được biết đến với cái tên IRST đã được sử dụng từ lâu. Các cảm biến cực nhạy này cho phép phát hiện những vật thể phát ra tia hồng ngoại dù là nhỏ nhất.

Hệ thống QWIP trên T-50

Các hình ảnh lượng tử sẽ được phân tích qua môt hệ thống trí tuệ nhân tạo và đưa ra được các hình ảnh có độ đậm nhạt khác nhau trên một mục tiêu nhất định. Mặc cho lớp bảo vệ của nó là từ bất kỳ loại vật liệu nào thì các tia hồng ngoại vẫn không thể nào che giấu được và cho dù là nhỏ nhất thì hệ thống này vẫn có thể dò ra. Điều duy nhất khiến hệ thống này gặp trở ngại là khi nhiệt độ xuống quá thấp, khoảng dưới 0 độ. Nếu như vậy thì cả động cơ máy bay cũng không thể hoạt động.

Trước đây, công nghệ này đã được sử dụng với mục đích thương mại hóa trong các loại tên lửa đối không sử dụng đầu dẫn lượng tử ánh sáng để tấn công mục tiêu, và Đức chính là quốc gia phát minh ra nó. QWIP trên thực tế có thể phát hiện ra đến 2, 3 thậm chí là cùng lúc 6 nguồn phát tín hiệu hồng ngoại và ưu tiên từ cao đến thấp, sau đó nó sẽ đánh dấu và ghi nhớ lại từng mục tiêu phát hồng ngoại. Đây là một trong những công nghệ mà cho tới nay, mới chỉ được trang bị trên một số ít các tên lửa sử dụng trên các máy bay Panavia Tornado của Đức.

Bài viết sử dụng đơn vị đo cự ly chuẩn trong không quân là đơn vị Nautical Miles – nm tương đương với Knot. 1nm = 1.8421km. Lưu ý đây là đơn vị đo chuẩn sử dụng trên không chứ không phải là đơn vị Knot sử dụng trên biển như chúng ta thường biết.

Nguồn phát tia hồng ngoại chủ yếu trên F-22 chủ yếu là từ động cơ và các cảm biến cánh và mũi máy bay. F-22 là loại tiêm kích tàng hình nên dùng sóng xung điện từ để phát hiện ra nó thì quả là một nhiệm vụ bất khả thi. Vì thế, T-50 sử dụng cảm biến OLS-50 tích hợp QWIP để phát hiện ra các nguồn phát hồng ngoại, và hệ thống này là hệ thống cảm biến chính thay cho radar. Radar chỉ đóng vai trò phụ mà thôi, khi radar không còn thì các radar cảnh báo sớm trên F-22 là AN/ALR-94 sẽ không thể phát hiện T-50 vì không còn bất kỳ nguồn phát xung điện từ nào từ đối thủ nữa. Công nghệ QWIP cho phép tóm gọn được các mục tiêu từ cự ly 70nm và bắt đầu ghi nhớ để nạp dữ liệu cho tên lửa.

Thế nhưng, mọi hệ thống đều có điểm lợi và điểm hại của nó. QWIP khi được tích hợp trực tiếp với OLS-50 thì đồng nghĩa trong cự ly gần, nó sẽ chẳng khác nào tự gài bẫy chính mình cả, nó sẽ phải chuyển sang chế độ sử dụng radar để thám sát không gian.

T-50 sử dụng hệ thống OLS-50 tích hợp QWIP

Suy cho cùng, nếu xét về mặt hoàn thiện công nghệ thì máy bay chiến đấu kiểu mới muốn hoàn thiện phải có thời gian đủ dài. F-22 bay thử lần đầu tiên sớm hơn T-50 một khoảng thời gian rất dài. Mỹ đã bỏ ra chuỗi thời gian này để phát hiện và giải quyết những vấn đề phát sinh.

Cả 2 loại máy bay đều đã từng xảy ra sự cố như F-22 buộc phải dừng bay do thiết bị khí oxy trục trặc, còn T-50, trong lần bay thử biểu diễn năm 2011 đã buộc phải dừng bay do động cơ phun lửa, khiến Nga lúng túng.

	Cả 2 siêu tiêm kích không mấy kém cạnh nhau về các thông số kỹ thuật

Cả 2 siêu tiêm kích không mấy kém cạnh nhau về các thông số kỹ thuật

Nếu có một cuộc không chiến thực sự xảy ra, vẫn khó có thể xác định được giữa F-22 và T-50, đâu sẽ là người chiến thắng. T-50 mặc dù có thể vượt trội F-22 về một số tính năng nhưng F-22 vẫn luôn được cải tiến để đối phó với các mối đe dọa mới.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại