Mỹ choáng với hệ thống phòng không 'chất lượng cao, siêu rẻ' Trung Quốc

Tạp chí quốc phòng Anh Jane’s Defence Weekly cho biết, các công ty vũ khí hàng đầu thế giới đang cạnh tranh gói thầu “Dự án tên lửa phòng không T-Loramids” của Thổ Nhĩ Kỳ, dự định mở thầu trong tháng 6.

Tổng giá trị của gói thầu này lên tới 3,5 tỷ USD để trang bị các hệ thống phòng không cho 4 lữ đoàn, trong đó bao gồm 12 hệ thống phóng. Đây quả thực là một món lợi lớn hấp dẫn các công ty tham gia đấu thầu. Hiện nay, cả 4 công ty tham gia đấu thầu đều đang mang sản phẩm sang Hội chợ Công nghiệp Quốc phòng quốc tế (IDEF) Thổ Nhĩ Kỳ 2013 để bước vào “Trận đánh lớn cuối cùng”.

4 công ty tham gia đấu thầu hiện đang nỗ lực đưa ra các ý tưởng để phát huy các thế mạnh của mình nhưng Mỹ và châu Âu đều khuyên Thổ Nhĩ Kỳ không nên lựa chọn các hệ thống phòng không “phi NATO” của Trung Quốc và Nga. Trong đó, giá thành của hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc là thấp nhất với chưa tới 3 tỷ USD.

Tham gia đấu thầu bao gồm 4 công ty với các sản phẩm như sau: Hệ thống tên lửa phòng không Aster-30 SAMP/T của công ty tên lửa phòng không châu Âu (EUROSAM); hệ thống tên lửa phòng không “Patriot” do công ty Lockheed Martin và công ty Raytheon Mỹ hợp tác phát triển; hệ thống tên lửa phòng không S-300 của công ty xuất khẩu sản phẩm quốc phòng Nga Rosoboronexport và cuối cùng là hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 (Hồng Kỳ-9) của Công ty xuất nhập khẩu cơ giới chính xác Trung Quốc.

Hệ thống phòng không HQ-9 của Trung Quốc

Theo kế hoạch, gói thầu này đã kết thúc sau cuộc họp ủy ban công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đầu 1/2013, nhưng nó đã bị hoãn lại sau khi Trung Quốc quyết định giảm giá cạnh tranh xuống 1/3 so với mức giá ban đầu, làm các đối thủ Mỹ và châu Âu cũng phải gấp rút điều chỉnh chiến lược tranh thầu của mình.

Một số chuyên gia kỹ thuật quân sự cho biết, hệ thống phòng không tối tân của Nga đã rẻ mà HQ-9 còn rẻ hơn, không hiểu HQ-9 của Trung Quốc chế tạo bằng nguyên liệu gì, sử dụng những công nghệ nào, khả năng đánh chặn ra sao mà giá bán có thể thấp đến như vậy?

Các chuyên gia thương mại quân sự còn khẳng định các công ty của của Mỹ và châu Âu không thể giảm giá bán xuống mức giá bỏ thầu của Trung Quốc. Với mức giá như vậy, họ đã lỗ to chứ không thể hoàn vốn, đừng nói là có lãi, nếu muốn thắng thầu thì phải chấp nhận lỗ.

Hệ thống phòng không S-300 của Nga

Điều này đang làm Mỹ và NATO rất đau đầu vì nếu thất bại, Mỹ và châu Âu sẽ thiệt đơn thiệt kép. Ngoài thiệt hại kinh tế vì mất một mối làm ăn lớn, họ đứng trước nguy cơ NATO không thể bảo mật các thông tin của mình, đe dọa trực tiếp đến khả năng che chắn của lá chắn phòng thủ tên lửa Mỹ và NATO triển khai ở châu Âu.

Chỉ cần 1 trong 2 hệ thống của Trung Quốc hoặc của Nga thắng thầu, NATO sẽ phải điều chỉnh lại một số tham số bảo mật kết nối mạng chia sẻ thông tin của Patriot và cũng phải cung cấp các tham số cho Nga hoặc Trung Quốc để cho phép S-300 hoặc HQ-9 tham gia vào hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa Thổ Nhĩ Kỳ.

Jane’s Defence Weekly cho biết, 2 công ty của Mỹ và châu Âu đang gia tăng áp lực đối với Thổ Nhĩ Kỳ, cảnh cáo nước này là nếu lựa chọn sản phẩm của Nga và Trung Quốc thì họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong tích hợp chúng vào hệ thống phòng không quốc gia bao gồm chủ yếu là các hệ thống phòng không theo chuẩn NATO.

Hệ thống phòng không Aster-30 SAMP/T của công ty tên lửa phòng không châu Âu (EUROSAM)

Người phát ngôn của EUROSAM cho biết: “Mặc dù S-300 và HQ-9 đều có tầm bắn và độ cao đánh chặn tương đối tốt nhưng vấn đề là làm sao chúng có thể tích hợp được vào hệ thống phòng không của một quốc gia NATO”? Bên cạnh đó, các công ty Mỹ và châu Âu cũng tiến hành điều chỉnh chiến lược tiếp cận thị trường của mình.

Công ty Raytheon của Mỹ tuyên bố, sẽ giành một phần lớn phân ngạch sản xuất Patriot-3 cho Thổ Nhĩ Kỳ, điều này sẽ tạo thuận lợi lớn cho quốc gia nửa Âu, nửa Á này vì trước đây họ cũng có 2 công ty đã từng tham gia vào quy trình sản xuất tên lửa Patriot-3, trong một gói thầu cung cấp các hệ thống phòng không này cho một khách hàng khác.

Lãnh đạo dự án này của Raytheon là ông Robert cho biết: “Nếu như Thổ Nhĩ Kỳ lựa chọn Patriot-3, khoảng 2 tỷ USD giá trị hợp đồng, tương đương với gần 80% số tên lửa sẽ được chuyển giao cho phía Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất”.

Hệ thống phòng không Patriot-3 của Mỹ

Còn EUROSAM quay lại Thổ Nhĩ Kỳ lần này với tiêu chí nhấn mạnh về hợp tác phát triển kỹ thuật chứ không phải là hợp tác sản xuất. Người phát ngôn của công ty này cho biết: “Hiện nay, mục đích chủ yếu của chúng tôi là tìm thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ một đối tác để hợp tác làm ăn chân chính, có thể là một công ty cỡ lớn hoặc tầm trung trở lên”.

Người phát ngôn của EUROSAM còn có một phát ngôn đầy ẩn ý: “Công ty tên lửa phòng không châu Âu (EUROSAM) là một liên doanh cực mạnh, bao gồm 3 công ty hàng đầu châu Âu là Thales của Pháp, MBDA của Italia. Về sau, liên doanh này có thể sẽ bao gồm thêm 1 công ty của Thổ Nhĩ Kỳ”.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại