Mỹ bị đồng minh thân cận ở châu Á "chôm" bí mật quân sự

Minh Đức |

(Soha.vn) - Mỗi thiết bị quân sự của Hàn Quốc đều khiến Mỹ lo ngại về sự tương đồng đến kỳ lạ giữa chúng và những hệ thống vũ khí của Mỹ.

Tháng trước, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Chuck Hugel đã trực tiếp thị sát một cuộc tập trận bắn đạn thật tại Hàn Quốc, trong đó, các xe tăng của Mỹ và Hàn Quốc đã sát cánh cùng nhau, thể hiện sức mạnh quân sự giữa hai đối tác được coi là một “liên minh máu thịt”.

Mỹ cho rằng hệ thống điều khiển hỏa lực trên xe tăng K1A1 là một bản sao chép từ xe tăng M1A2 của Mỹ.

Mỹ cho rằng hệ thống điều khiển hỏa lực trên xe tăng K1A1 của Hàn Quốc là một bản sao chép từ xe tăng M1A2 của Mỹ.

Tuy nhiên, đằng sau cái gọi là “liên minh máu thịt” này là cảm giác không thoải mái ngày càng gia tăng từ phía Mỹ. Mặc dù là một trong những đối tác an ninh quan trọng của Mỹ tại Đông Á nhưng theo một bài viết đăng trên tạp chí Foreign Policy của Mỹ, Hàn Quốc đang không ngừng dòm ngó công nghệ quân sự của Mỹ để phục vụ cho các chương trình phát triển vũ khí của họ.

Từ tên lửa chống tàu, thiết bị chiến tranh điện tử, ngư lôi, tên lửa, thậm chí là cả những thành phần trên tàu khu trục Aegis, mỗi thiết bị quân sự của Hàn Quốc đều khiến Mỹ lo ngại về sự tương đồng kỳ lạ giữa chúng và những hệ thống vũ khí của Mỹ.

Ngay cả chiếc xe tăng mà Bộ trường Hugel quan sát trong cuộc tập trận cũng có thể cũng có một phần là sao chép, trong đó, xe tăng của Hàn Quốc có hệ thống điều khiển hỏa lực hoàn toàn giống với phiên bản của Mỹ.

Mặc dù từ lâu Mỹ đã có hệ thống theo dõi chặt chẽ các công nghệ quân sự chia sẻ với các nước đồng minh nhưng Hàn Quốc đang trở thành một trường hợp được đặc biệt chú ý trong những năm gần đây.

Từ khi Mỹ xoay chuyển trọng tâm sang phía Đông, các ngành công nghiệp quốc phòng “ngủ quên" bấy lâu nay của châu Á bắt đầu bừng tỉnh. Mỹ bắt đầu lặng lẽ rà soát các mối quan hệ chia sẻ công nghệ với đồng minh, tiến hành những cuộc đối thoại bí mật về trao đổi công nghệ để đảm bảo rằng bí mật quân sự của Mỹ không bị tiết lộ ra ngoài.

Tên lửa chống hạm Hae Sung là một sản phẩm sao chép từ công nghệ tên lửa chống hạm Harpoon của Mỹ.

Tên lửa chống hạm Haesung được cho là một sản phẩm sao chép từ công nghệ tên lửa chống hạm Harpoon của Mỹ.

Mỹ đang theo dõi sát sao động thái của Hàn Quốc khi mà nền công nghiệp quốc phòng của nước này đang chiếm lĩnh một thị phần lớn hơn. Quốc gia này đang được biết đến nhiều hơn trong việc "lượm lặt" hết mức có thể các công nghệ tiên tiến từ Mỹ và khai thác bất cứ khi nào có cơ hội.

Theo một quan chức Mỹ, các cuộc thảo luận đang được tiến hành với Hàn Quốc là một dấu hiệu cho thấy mức độ lo ngại của Mỹ. Nhà Trắng đang lo lắng về các đồng minh của minh ở châu Âu sau sự kiện họ nghe lén điện thoại, Washington đang đấu tranh để Hàn Quốc không rời bỏ và mang theo những bí mật đã làm nên sức mạnh hàng đầu thế giới của Mỹ.

Hàn Quốc được biết tới với các sản phẩm sao chép và dựa vào chúng để tiến hành cải tiến. Từ những thiết bị do Hàn Quốc sản xuất như cảm biến, tên lửa chống tàu và các hệ thống chiến tranh điện tử, Mỹ cho rằng Hàn Quốc đang bám đuổi công nghệ Mỹ và sao chép nó.

Họ rất giỏi trong việc tận dụng triệt để các lỗ hổng trong bất kỳ thỏa thuận nào” một quan chức chính phủ Mỹ trước đây từng làm việc tại Seoul cho biết.

Seoul có thể bán vũ khí tiên tiến "mới kiếm được" của mình cho các quốc gia khác, không chỉ để họ dùng chúng chống lại lợi ích của Mỹ mà còn nhằm làm suy yếu nền công nghiệp quốc phòng Mỹ, khi mà ngành công nghiệp này của Mỹ phải đối mặt với sự thâm hụt lớn về ngân sách trong hơn một thập kỷ qua và buộc phải đa dạng hóa thị trường của mình từ các nhà cung cấp nước ngoài.

Hàn Quốc đang dựa vào sự hợp tác an ninh chặt chẻ giữa hai nước để âm thầm chôm công nghệ cao của Mỹ.

Hàn Quốc đang dựa vào sự hợp tác an ninh chặt chẽ giữa hai nước để âm thầm "chôm" công nghệ cao của Mỹ.

Xe tăng chiến đấu chủ lực K1 của Hàn Quốc được phát triển dựa trên xe tăng M1A1 Abrams của Mỹ nhưng Hàn Quốc đã thêm vào đó hệ thống treo khí nén theo công nghệ của riêng mình. Biến thể cải tiến K1A1 bao gồm một khẩu pháo mới cùng hệ thống điều khiển hỏa lực nâng cấp.

Các quan chức Mỹ cho rằng hệ thống điều khiển hỏa lực trên xe tăng K1A1 thực chất là một sự ăn cắp công nghệ của Mỹ.

Một ví dụ khác là tên lửa chống hạm Haesung của Hàn Quốc được phát triển vào cuối những năm 1990. Một lần nữa quan chức Mỹ đã bày tỏ sự lo ngại rằng công nghệ sản xuất tên lửa Haesung của Hàn Quốc rất giống với công nghệ chế tạo tên lửa Harpoon của Mỹ.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại