Muốn tấn công Mỹ, Trung Quốc phải phóng tên lửa qua lãnh thổ Nga

Trung Phạm |

(Soha.vn) - Tàu ngầm hạt nhân của Bắc Kinh bị giới hạn ở một khu vực nhỏ xung quanh Trung Quốc và tầm tấn công của các tên lửa đạn đạo rất hạn chế.

Thời gian gần đây, tàu ngầm hạt nhân đã trở thành loại vũ khí rất được yêu thích của giới truyền thông nhà nước Trung Quốc mỗi khi tung hô sức mạnh quân sự của nước này hoặc đưa ra lời đe dọa đối với phương Tây. Thế nhưng, lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc có đúng như những gì mà họ đã tô vẽ?

Khi được hỏi về một bài báo gần đây trên tờ Hoàn Cầu tuyên bố rằng tàu ngầm của Bắc Kinh có thể tiêu diệt từ 5 - 12 triệu người Mỹ bằng tên lửa hạt nhân, Jonathan Greenert, Đô đốc hàng đầu của Hải quân Mỹ đã chỉ ra một số lỗ hổng chết người của tàu ngầm Trung Quốc.

Để một tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm phát huy hiệu quả, nó phải có độ chính xác rất cao, phải tàng hình được, có khả năng sống sót và tôi nghi ngờ điều đó”, Greenert phát biểu tại Diễn đàn Quốc phòng Reagan ngày 16/11 vừa qua.

Bài báo của Hoàn Cầu đưa ra cả một bản đồ nước Mỹ với các mục tiêu tấn công hạt nhân nhằm vào các thành phố lớn như Seattle, San Francisco và Los Angeles sau khi kênh truyền hình CCTV lần đầu tiên công khai tiết lộ về hạm đội tàu ngầm của nước này.

Quá ồn ào

Một tàu ngầm Hải quân Trung Quốc ngoài khơi Thanh Đảo ngày 23/4/2009

Một tàu ngầm Hải quân Trung Quốc ngoài khơi Thanh Đảo

Nhận xét ​​của Greenert là rất có căn cứ. Theo một báo cáo công bố hồi tháng 8/2009 của Văn phòng tình báo Hải quân Mỹ, mặc dù là tàu ngầm tiên tiến nhất của Trung Quốc nhưng các tàu ngầm lớp Jin có tiếng ồn lớn hơn nhiều so với các tàu ngầm của Liên Xô sản xuất từ cách đây 30 năm.

Tàng hình là một trong những lợi thế chính của lực lượng tàu ngầm và mức độ kiểm soát được tiếng ồn là chìa khóa để đạt được khả năng tàng này. Đây là một trong những lý do chính giải thích tại sao tàu ngầm lại có xu hướng chuyển từ động cơ diesel sang động cơ hạt nhân.

Tuy nhiên, phần lớn hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc vẫn chạy bằng động cơ diesel, với hầu hết trong số đó mua của Nga từ những năm 1990 và những năm 2000. Theo ước tính, Trung Quốc có khoảng 49 tàu ngầm diesel nhưng chỉ có 5 tàu ngầm hạt nhân.

Phạm vi tấn công hạn chế

Một vấn đề khác nữa mà các tàu ngầm lớp Jin gặp phải đó là phạm vi tấn công và yếu tố này bị ảnh hưởng bởi cả trình độ công nghệ và vị trí địa lý.

Theo Báo cáo của Lầu Năm Góc, các tàu ngầm lớp Jin sẽ được trang bị loại tên lửa đạn đạo JL- 2. Các tên lửa hạt nhân này ước tính có tầm bắn 7.400km và dự kiến ​​sẽ đạt được khả năng hoạt động ban đầu (IOC) trong năm nay.

Gần đây truyền thông Trung Quốc liên tục khoe khoang về khả năng các tàu ngầm của nước này có thể tấn công Mỹ bằng tên lửa đạn đạo
Gần đây truyền thông Trung Quốc liên tục khoe khoang về khả năng các tàu ngầm của nước này có thể tấn công Mỹ bằng tên lửa đạn đạo

Theo một báo cáo của Hans Kristensen, Giám đốc Dự án Thông tin hạt nhân thuộc Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, nếu một tàu ngầm lớp Jin của Trung Quốc nhắm mục tiêu vào Seattle, nó sẽ phải lặn sâu vào vùng biển Nhật Bản.

Do rõ ràng các tàu ngầm tên lửa của Trung Quốc có tiếng ồn rất lớn và bởi vì Mỹ có khả năng chống ngầm rất hùng mạnh nên khi Trung Quốc hành động như vậy sẽ có nguy cơ rơi vào một cuộc chiến tranh”, báo cáo cho biết.

Một lựa chọn khác cho Trung Quốc là dùng các tàu ngầm hạt nhân bắn tên lửa qua lãnh thổ của Nga. Báo cáo trên chỉ rõ: “Tất cả các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của Trung Quốc phóng vào Mỹ từ những vị trí triển khai hiện nay đều phải bay qua Nga”.

Nhưng tàu ngầm hạt nhân của Bắc Kinh bị giới hạn ở một khu vực nhỏ xung quanh Trung Quốc và tầm tấn công của các tên lửa đạn đạo rất hạn chế. Thế nên, theo báo cáo trên, thậm chí khi tàu ngầm Trung Quốc lấy Hawaii là mục tiêu thì chúng vẫn cần phải đi vào vùng biển Nhật Bản hoặc biển Philippines.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại