Mua tàu ngầm Nhật Bản, Australia biến TQ thành "kẻ thua cuộc"

Gần đây các phương tiện truyền thông của Australia đưa tin nước này sẽ mua tàu ngầm thế hệ tấn công mới của Nhật Bản.

Australia, nước vốn "yên vị" trong gần 2 thập kỷ với các tàu ngầm tấn công tiên tiến Collins nhưng không đáng tin cậy, sẽ mua tàu ngầm điện-diesel lớp Soryu của Nhật Bản để thay thế.

Đáng tin cậy, giá cả phải chăng

Quyết định này sẽ tạo ra những làn sóng xung kích tới cả hai nước. Đối với Australia, điều này có nghĩa là từ bỏ, ít nhất là tạm thời, về một ngành công nghiệp tàu ngầm bản địa với hàng nghìn công ăn việc làm để đổi lấy một lực lượng tàu ngầm hiện đại, đáng tin cậy. Đối với Nhật Bản, đây sẽ là một sự kiện mang tính bước ngoặt: việc bán tàu ngầm do Nhật Bản chế tạo ra ra nước ngoài sẽ là thương vụ xuất khẩu vũ khí lớn nhất trong 70 năm qua và là một biểu tượng trong chiến lược mới của Thủ tướng Shinzo Abe.

Năm 1987, chính phủ, nhà máy đóng tàu Australia và công ty đóng tàu ngầm Kockums của Thụy Điển đã nhất chế tạo 6 chiếc tàu ngầm lớp Collins với giá 500 triệu USD mỗi chiếc - tương đương với 1,2 tỷ USD đô la hiện nay cho 6 chiếc tàu ngầm trên. Để cho chúng thực hiện được nhiệm vụ tuần tra ở khu vực phía tây Thái Bình Dương, mỗi chiếc tàu ngầm nặng 3.500 tấn này phải có khả năng cơ động trong phạm vi khoảng 22.000 km.

Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản.

Tàu ngầm HMAS Collins lớp mới nhất đã được hạ thủy vào năm 1990, nhưng lại không được đưa vào phục vụ cho đến năm 1998. Tất cả 6 chiếc tàu ngầm trên mất trung bình 7 năm rưỡi để hoàn thành. Hạm đội tàu này đã bị một loạt các vấn đề, bao gồm cả lỗi phần mềm điều khiển, vấn đề về lưu lượng thủy động lực học, cánh quạt nứt,... trong khi chiếc tàu sân bay USS Bush nặng 102.000 của Mỹ chỉ mất 6 năm để xây dựng và đã đưa vào phục vụ.

Đến năm 2009, Australia đã tính đến việc thay thế 6 tàu ngầm lớp Collins theo "Chương trình Tàu ngầm Tương lai". Dự toán kinh phí cho chương trình mới này nằm trong khoảng 50 - 80 tỉ USD, lý do là vì sự thất vọng hơn hai thập kỷ trong việc muốn có được các tàu ngầm lớp Collins để sẵn sàng chiến đấu kết hợp với sự không hấp dẫn từ các tàu ngầm được sản xuất trong nước.

Trong khi đó, chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đã nới lỏng "3 nguyên tắc về xuất khẩu vũ khí" của Nhật Bản, cho phép bán các thiết bị quân sự sang các quốc gia thân thiện. Trước đó, lệnh cấm này cấm tất cả việc bán vũ khí, đạn dược, ngoại trừ các vũ khí nhỏ được sản xuất vào những năm 1950 và một số tàu tuần tra nhỏ được xây dựng cho các nước châu Á, và Nhật Bản đã không xuất khẩu vũ khí từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ 2.

Hiện tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản là một trong những tàu ngầm điện - diesel tiên tiến nhất trên thế giới. Nặng 4.200 tấn, tàu ngầm lớp Soryu lớn hơn 0,2 lần so với tàu ngầm lớp Collins. Cả hai loại tàu ngầm trên đều có 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm, có khả năng bắn cả ngư lôi dẫn đường và tên lửa chống tàu. Tàu lớp Soryu có 4 hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP) cho phép nó có thể cơ động trên một đoạn đường dài khi lặn - tàu ngầm loại mới nhất nhất này của Nhật bản có khả năng cơ động ở dưới nước lên tới 2 tuần mà không cần nổi lên mặt nước.

Bên cạnh đó, một số yếu tố trong nước có vẻ như đã ảnh hưởng tới việc sản xuất tàu ngầm của Australia. Trong đó, sự thất bại trong thiết kế của tàu ngầm lớp Collins và Tổng công ty đóng tàu Australia (ASC), nơi xây dựng các Collins và sẽ chịu trách nhiệm sản xuất tàu ngầm trong tương lai, là quan trọng nhất. Những vấn đề kéo dài của tàu ngầm lớp Collins vẫn còn ám ảnh trong tâm trí của các chính trị gia và công chúng Australia: giữa tháng 10/2009 - 2/2010, không có một chiếc tàu ngầm Collins nào sẵn sàng cho việc triển khai. ASC cũng đang gặp khó khăn với một dự án đóng tàu khác, chương trình tàu khu trục Air Warfare hiện đã bội chi ít nhất 500 triệu USD so với dự toán ban đầu.

Thời gian bàn giao tàu lớp Soryu cũng là một sự lựa chọn đối với Canberra. Tàu ngầm lớp Soryu thực sự được phát triển trên cơ sở tàu ngầm lớp Oyashio trước đó, nhưng đã được nâng cấp đáng kể. Hiện 6 trong số 10 chiếc Soryu theo kế hoạch đã được chế tạo. Từ lúc khởi công xây dựng mỗi chiếc tàu ngầm Soryu đến khi đưa vào phục vụ trong lực lượng hải quân Nhật Bản chỉ mất có 4 năm, cho thấy các tàu ngầm và các công ty đóng tàu đảm bảo về mặt thời gian trong khi chất lượng là đáng tin cậy.

Bên cạnh đó, các tàu ngầm lớp Soryu sẽ được hoàn tất tương đối sớm. Australia muốn nhận các tàu ngầm này bắt đầu từ năm 2026, khi tàu lớp Collins bắt đầu lão hóa. Hai công ty đóng tàu Công nghiệp nặng Mitsubishi và Kawasaki có thể thay phiên nhau sản xuất tàu ngầm cho Australia. Việc chia công việc như vậy sẽ đáp ứng bất kỳ thay đổi nào theo yêu cầu của Australia.

Tàu ngầm lớp Collins của Australia.

Xem xét trên tất cả các mặt, Australia sẽ nhận được một hợp đồng tốt. Với khoảng 1,87 tỷ USD cho mỗi chiếc, hợp đồng tàu ngầm lớp Soryu là một “món hời” đối với Chương trình Tàu ngầm Tương lai với chi phí 3 - 5 tỷ USD mỗi chiếc. Tuy nhiên, quyết định mua tàu ngầm của Nhật Bản cũng tạo ra một trong những rủi ro chính trị cho chính phủ của Thủ tướng Australia Tony Abbott. Một cuộc khảo sát của Tập đoàn Công nghiệp Australia ước tính một chương trình tàu ngầm thế hệ tiếp theo của nước này sẽ sử dụng "khoảng 5.000 công nhân và 1.000 doanh nghiệp Australia".

Chiến thắng của Nhật Bản

Đối với Thủ tướng Shinzo Abe và ngành công nghiệp của Nhật Bản, đây là một thỏa thuận mà “cả hai bên cùng thắng”. Ông Abe, một trong những thủ tướng công du nước ngoài hiệu quả nhất trong lịch sử Nhật Bản, có thể sẽ góp phần đưa mối quan hệ vốn đã gần gũi giữa Nhật Bản và Australia lên một tầm cao mới. Chấm dứt lệnh cấm xuất khẩu vũ khí cũng sẽ cho phép các nhà thầu quốc phòng Nhật Bản cạnh tranh trong thị trường vũ khí toàn cầu. Thiết bị quân sự của Nhật Bản, vốn được coi là một trong số vài nước có chất lượng tốt nhất trên thế giới, sẽ có nhu cầu cao. Dù chúng có thực sự được như vậy hay không và nhiều người dân Nhật Bản có nghĩ như vậy hay không, thì việc xuất khẩu vũ khí chỉ giúp cải thiện nền kinh tế đang gặp khó khăn của Nhật Bản.

Ngoài ra, thỏa thuận này cũng sẽ là một chiến thắng cho ngành công nghiệp quốc phòng của Nhật Bản và gián tiếp là cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Nhật Bản có xu hướng mua các loại vũ khí, bao gồm cả vũ khí sản xuất ở trong nước, theo những lô nhỏ không có lợi thế về quy mô kinh tế. Kết quả là các tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Nhật Bản đang gặp phải khó khăn, các công ty buộc phải đa dạng hóa để tồn tại trong lĩnh vực kinh doanh quốc phòng. Bán vũ khí ra nước ngoài sẽ góp phần giải quyết vấn đề trên, đồng thời cũng sẽ có lợi cho lực lượng tự vệ bằng cách hạ thấp chi phí cho mỗi đơn vị thiết bị quốc phòng trong nước.

Người "thua" trong thỏa thuận này có lẽ là Trung Quốc. Bắc Kinh là đối tác thương mại lớn nhất của Canberra, với 95 tỷ USD hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc trong năm 2013. Mặc dù là rất quan trọng cho nền kinh tế Australia, nhưng Trung Quốc dường như có rất ít ảnh hưởng đối với tất cả các lĩnh vực khác của nước này, khi chính phủ của ông Abbott cho thấy không có dấu hiệu họ tin rằng thỏa thuận sẽ ảnh hưởng đến quan hệ giữa Bắc Kinh và Canberra.

Trung Quốc có thể sẽ không hài lòng với triển vọng của một liên minh Nhật-Australia, cũng như 10 tàu ngầm đáng tin cậy, tiên tiến hơn ở phía bên kia của cán cân quân sự. Nhưng Bắc Kinh dự kiến sẽ có 78 tàu ngầm vào năm 2020, một hạm đội tàu ngầm lớn nhất trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, vì vậy nước này khó có thể phàn nàn khi Australia chỉ có 10 tàu ngầm.

Thỏa thuận tàu ngầm Australia-Nhật Bản sẽ tốt cho cả hai chính phủ mặc dù có tác động xấu đối với công ty đóng tàu Australia. Nhưng ít nhất lần này Australia sẽ nhận được những gì họ đang tìm kiếm - một loại tàu ngầm đáng tin cậy với mức giá tốt.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại