Minh oan cho Patriot Mỹ khi bị Scud Nga hạ gục

Chúc Sơn |

Dù được thiết kế để đánh chặn nhiều loại mục tiêu, trong đó có tên lửa Scud, tuy nhiên việc đánh chặn tên lửa không bao giờ là nhiệm vụ dễ dàng.

Trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa, tùy vào tầm bắn của tên lửa tấn công có thể phân ra nhiều phương thức đánh chặn khác nhau căn cứ vào pha phóng đạn, ngăn chặn đạn tên lửa trong hay ngoài bầu khí quyển.

Trong trường hợp vụ tấn công ở Saudi Arabia, tổ hợp Patriot PAC-3 dùng phương thức đánh chặn căn cứ vào pha phóng đạn (ở pha cuối hành trình đạn đạo của tên lửa đối phương).

Để đánh chặn tên lửa đối phương, ngay khi phát hiện tín hiệu radar và ảnh nhiệt của tên lửa nghi vấn, hệ thống cảnh giới của PAC-3 sẽ cố gắng bám bắt mục tiêu; tính toán đạn đạo, điểm rơi của tên lửa và lên phương án đánh chặn.

Hệ thống Patriot PAC 3 trực chiến.

Hệ thống Patriot PAC-3 trực chiến.

Ở kịch bản thuận lợi nhất, khi đầu đạn tên lửa trong pha cuối tiếp cận mục tiêu, PAC-3 sẽ phóng tên lửa đánh chặn tiêu diệt mục tiêu bằng đầu đạn tự dẫn kenetic (va chạm động năng) ở khoảng cách 20 - 35 km.

Tuy nhiên, thực tế không hề dễ dàng như vậy! Việc theo dõi đạn tên lửa bay với tốc độ siêu thanh có thể đạt tới 3 km/giây trong thời gian cực ngắn không hề dễ dàng.

Đầu đạn đối phương có thể mất dấu bất kỳ lúc nào vì hiệu ứng plama, mất tín hiệu nhiệt, chưa kể tới việc để ngăn chặn mục tiêu có tiết diện nhỏ như đầu đạn tên lửa, nên bất kỳ sự thiếu chính xác nào của các phương tiện đánh chặn đều dẫn tới thất bại.

Đối với tổ hợp tên lửa Patriot, điều này từng có tiền lệ xấu. Trong lần đầu ra trận trong chiến dịch Bão sa mạc năm 1991 tại cuộc chiến tranh Vùng Vịnh. Trong cuộc chiến này, Patriot có nhiệm vụ bắn chặn tên lửa Scud và tên lửa Al Hussein của Iraq.

Patriot đã bắn hạ 70% tên lửa Scud của Iraq phóng đến Saudi Arabia, và 40% bắn đến Israel. Sau một sứ mạng không thành công, Patriot đã khiến Bộ Quốc phòng Mỹ thất vọng.

Một vụ việc nổi tiếng nữa là tại căn cứ Dharan (Saudi Arabia) ngày 25/2/1991, mặc dù theo dõi được mục tiêu, nhưng do trục trặc của hệ thống đồng hồ trên đạn tên lửa, tổ hợp Patriot đã đánh trượt mục tiêu tới 600 m. Hậu quả của vụ tấn công làm 28 binh sĩ Mỹ thiệt mạng.

Điều tra sau đó cho thấy lỗi phần mềm trong hệ thống đồng hồ điện tử của Patriot là nguyên nhân khiến không cho nó không thể bắn chặn được tên lửa Scud của Iraq.

Bộ pin Patriot tại Dharan lúc đó đã hoạt động 100 giờ, thời điểm mà hệ thống đồng hồ bị lệch 1/3 của một giây. Với một tên lửa với tốc độ bắn nhanh như Scud, điều đó tương đương với việc Patriot bắn lệch mục tiêu đến 600 m.

Mặc dù trong thực tế, radar Patriot đã phát hiện được tên lửa đối phương nhưng bởi lỗi đồng hồ nên giàn bắn Patriot lại di chuyển theo hướng không có mục tiêu.

Dù được lý giải theo cách nào, thì với việc hệ thống Patriot liên tiếp để sổng mục tiêu khiến những quốc gia được bảo vệ bởi chiếc ô Patriot này thiếu đi sự yên tâm cần thiết.

Hệ thống Iron Dome chỉ đánh chặn mục tiêu thông thường

Trước nhiều ý kiến ca ngợi hệ thống đánh chắn Iron Dome của Israel, thì các chuyên gia đã chỉ ra sự thật hiển nhiên. Nhiệm vụ chính của Iron Dome là tiêu diệt các loại đạn rocket, đạn pháo, cối do các tổ chức Hồi giáo vũ trang phóng vào các thành phố nằm ở phía Nam Israel.

Với khả năng bao quát vùng lãnh thổ rộng tới 150 km vuông, mỗi tiểu đoàn Iron Dome bao gồm một trạm radar đa nhiệm, trung tâm chỉ huy hỏa lực và 3 bệ phóng với 20 đạn tên lửa đánh chặn Tamir cho mỗi bệ.

Iron Dome hoạt động theo phương thức phát hiện sớm hướng bay của tên lửa và nhanh chóng xác định quỹ đạo di chuyển của nó.

Ưu điểm của Iron Dome nằm ở chỗ, tổ hợp vũ khí này có thể tính toán ra điểm rơi của tên lửa mục tiêu. Nếu tên lửa mục tiêu không hướng vào các khu dân cư, Iron Dome sẽ không kích hoạt tên lửa đánh chặn.

Hệ thống này bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2011 và theo tuyên bố của các quan chức Israel, Iron Dome đạt tỷ lệ chính xác tới 90%.

Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia về khả năng của hệ thống này trên chiến trường cho biết, tỷ lệ ngăn chặn các tên lửa bắn vào lãnh thổ Israel từ Gaza trong cuộc xung đột hồi tháng 11 năm ngoái là gần như bằng không.

Theo tờ New York Times ngày 21/3/2014, tỷ lệ thành công của hệ thống Iron Dome "nhiều ảo tưởng hơn thực tế".

Trái với tuyên bố của Israel rằng tỷ lệ thành công của hệ thống này trong việc đánh chặn các tên lửa được bắn từ Gaza trong suốt cuộc đụng độ hồi năm ngoái là 90% thì các chuyên gia nghiên cứu vũ khí Mỹ - Israel cho biết khả năng tấn công chính xác của nó chỉ "không quá 40%".

Theo giải thích của các chuyên gia, Iron Dome chỉ có khả năng làm tê liệt hoặc làm chệch hướng tên lửa của đối phương chứ không phá hủy được nhiều.

Điều này dẫn tới hệ quả là các tên lửa bị đánh chặn sẽ vẫn còn nguyên vẹn hoặc chỉ bị vô hiệu hóa một phần khi rơi xuống khu vực dân cư sẽ vẫn có khả năng gây nguy hiểm cho con người.

New York Times dẫn lời nhà khoa học tên lửa hạt nhân cũ Rafael (nhà sản xuất Iron Dome của Israel) Mordechai Shefer đưa ra kết luận rằng "tỷ lệ tiêu diệt là số 0" sau khi nghiên cứu khoảng 20 video hoạt động mới của hệ thống này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại