Máy bay tàng hình Mỹ sẽ là 'hung thần' trên bầu trời Trung Quốc

Hải Đăng |

(Soha.vn) - Máy bay tàng hình và các phương tiện bay không người lái trở thành mối đe dọa đối với Trung Quốc bởi Không quân nước này không có khả năng bắn hạ chúng - bài viết trên Tạp chí Oriental Outlook nhận định.

Theo bài viết, kể từ khi được Mỹ sử dụng rộng rãi trong cuộc chiến chống khủng bố quy mô toàn cầu, máy bay chiến đấu tàng hình và máy bay không người lái có thể trở thành những mối đe dọa lớn với không phận Trung Quốc, trong trường hợp một cuộc xung đột tiềm năng giữa hai nước xảy ra.

Máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ
Máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ

Lữ đoàn phòng không số 47 của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đồn trú tại Tây An (tây bắc Trung Quốc) gần đây đã mở cửa căn cứ, mời các nhà báo đến thăm.

Lữ đoàn này cho biết họ dược trang bị các tên lửa phòng không HQ-7B, có khả năng bắn hạ mục tiêu ở khoảng cách 6.000m và được thiết kế để tấn công các máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng và máy bay không người lái của đối phương bay ở tầm trung và tầm thấp. Ngoài ra, còn có các hệ thống vũ khí khác như súng bắn pháo phòng không hai nòng PG99 35mm.

Phía Không quân Trung Quốc nói họ đã bắn hạ được 5 chiếc máy bay trinh sát U-2 của Mỹ bay ở tầm cao trong khoảng giữa năm 1962-1967. Tuy nhiên, bài viết trên Oriental Outlook nghi ngờ tuyên bố này.

	Hệ thống tên lửa đất-đối-không tầm trung HQ-7B trong một buổi thử nghiệm.

Hệ thống tên lửa đất-đối-không tầm trung HQ-7B trong một buổi thử nghiệm.

Mặc dù các loại súng phòng không và pháo phòng không có thể được huy động để tấn công các mục tiêu di chuyển chậm như tên lửa, trực thăng và các chiến đấu cơ bay ở tầm cực thấp nhưng theo ghi nhận, không có máy bay chiến đấu nào của lực lượng liên minh bị Iraq bắn hạ theo cách như vậy trong cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991.

Theo Oriental Outlook, chiếc F-117 Night Hawk bị lực lượng Nam Tư ở Serbia bắn hạ vào tháng 3/1999 là chiếc máy bay tàng hình duy nhất bị hạ bởi lực lượng mặt đất.

Tuy nhiên, lực lượng Serbia không bắn hạ chiếc F-117 trực tiếp bằng tên lửa SA-3. Trên thực tế, họ đã không bật hệ thống radar cho tới khi chiếc F-117 chỉ còn cách 13 km. Lúc này, đã quá muộn để F-117 có thể tránh được tên lửa SA-3. Một chiến thuật du kích như vậy cũng đã từng được sử dụng để bắn hạ một chiếc F-16 trong cuộc chiến.

Vì Quân đội Trung Quốc không theo lối đánh du kích nên tạp chí Oriental Outlook nhận định rất ít khả năng Trung Quốc sẽ sử dụng chiến thuật này để bắn hạ máy bay tàng hình của Mỹ. Do đó, Trung Quốc sẽ rất dễ bị tổn thất trước một cuộc tấn công tiềm năng từ phía các máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ.

Bài viết kết luận, căn cứ vào cơ sở này thì tuyên bố của Lữ đoàn 47 rằng họ có thể bắn hạ máy bay chiến đấu tàng hình bằng hệ thống tên lửa HQ-7B là không chính xác.

Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: tientruonghuong@vccorp.vn. Trân trọng!

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại