Theo bài báo, những lo lắng về sự trỗi dậy của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghiệp hàng không chủ yếu xuất phát từ 3 khía cạnh. Một là sự phàn nàn về vấn đề công ty hàng không Mỹ sẽ chuyển giao một số công nghệ cho Trung Quốc, Hai là họ sẽ truyền thụ cho các công ty Trung Quốc cách để chế tạo được 1 sản phẩm máy bay tốt; Ba là quy định cho phép công ty hàng không Trung Quốc được phép mua lại các công ty hàng không Mỹ.
Tuy hiện nay, công ty hàng không Trung Quốc đã có quan hệ hợp tác với các hãng hàng không hàng đầu thế giới của Mỹ, châu Âu, châu Mỹ như: Airbus, Boeing, Embraer…, đồng thời còn thu mua lại rất nhiều công ty chế tạo nhỏ của châu Âu nhưng phần lớn các chuyên gia quân sự đều cho rằng, thị trường xuất khẩu máy bay quân dụng và dân dụng của Trung Quốc vẫn còn quá nhỏ bé.
Ông Roger Cliff, chuyên viên cao cấp của “Viện nghiên cứu đề án 2049” của Mỹ nhận xét, trên thế giới hiện nay chưa có ai xứng đáng là đối thủ cạnh tranh chứ đừng nói là vượt mặt và đủ khả năng mua lại 2 công ty hàng không siêu hạng của Mỹ là Lockheed Martin và Boeing, điều đó chỉ có khả năng xảy ra khi các công ty của Mỹ “tự bắn vào chân mình”.
Cliff cho biết, tất cả các cường quốc châu Âu cùng với Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và Hoa Kỳ sẽ không mua vũ khí của Trung Quốc bởi vì đơn giản là họ tự sản xuất được vũ khí chất lượng còn cao hơn. Một số nước thành viên thuộc Liên Xô có thể quan tâm nhưng Nga sẽ dùng ảnh hưởng lớn của mình làm mọi cách để ngăn chặn điều này xảy ra.
Do mẫu thuẫn biên giới giữa 2 nước cùng với vấn đề Trung Quốc giúp đỡ Pakistan phát triển vũ khí để chống lại mình nên Ấn Độ cũng sẽ không mua vũ khí Trung Quốc, hơn nữa New Dehli cũng có trình độ khoa học kỹ thuật khá cao, tiếp thu được những công nghệ tiên tiến của Mỹ, Nga và phương Tây nên vũ khí của họ chẳng kém gì của Bắc Kinh.
Vị chuyên viên cao cấp này khẳng định, căn cứ vào quan hệ ngoại giao không mấy tốt đẹp của Trung Quốc với các nước khác và thực trạng công nghệ của họ, có thể khẳng định chỉ một số ít các nước đang phát triển thuộc châu Phi, châu Mỹ và vài nước châu Á là Pakistan, Iran, Myanmar, Bangladesh… là sẽ mua vũ khí Trung Quốc, còn chẳng có cường quốc nào nhòm ngó đến vũ khí của nước này.
Cliff còn khẳng định, ngoài vấn đề thị trường hẹp, còn một vấn đề nan giải đối với Trung Quốc là trong thị trường lớn, khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn tốt hơn hàng Trung Quốc rất nhiều. Lấy Brazil làm ví dụ, khi họ muốn mua một loại máy bay tiên tiến mà không tốn kém lắm, thì nếu không muốn mua hàng Nga với MiG-31, MiG-35, Su-34, Su-35 thì họ sẽ lựa chọn F/A-18 Hornet và F-16 của Mỹ hoặc Rafale, Typhoon của Pháp và châu Âu, Gripen của Thụy Điển chứ chả lẽ đi mua J-10, J-11 của Trung Quốc?
Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục xin vui lòng gửi về email: tientruonghuong@vccorp.vn. Trân trọng!