Mẫu tên lửa Liên Xô chuyển sang VN bị mất ở Trung Quốc?

Nhiều trường hợp một số mẫu trang bị kỹ thuật không quân và tên lửa mà Liên Xô chuyển đến Việt Nam bị mất trên đường quá cảnh qua lãnh thổ Trung Quốc khiến truyền thông Nga nghi ngờ Trung Quốc đã không từ thủ đoạn tầm thường nào để có được khả năng tiếp cận với những thành quả nghiên cứu hiện đại của Liên Xô.

Báo Tiền phong cho biết, tờ Bình luận quân sự của Nga vừa có bài viết về sức mạnh phòng không của Trung Quốc. Theo đó, bài viết nhận định, mặc dù có nhiều tiến bộ song khả năng phòng không Trung Quốc trong cuộc chiến đấu với phần lớn các loại mục tiêu trên không hiện nay, cũng như trước đây vẫn còn rất hạn chế.

Tính từ giai đoạn chiến tranh biên giới 1979, Trung Quốc đã quyết tâm đầu tư phát triển lực lượng phòng không của mình và cũng đã có được những kết quả đáng kể.

Trong trang bị của bộ đội tên lửa phòng không Trung Quốc có 110-120 tổ hợp (tiểu đoàn) tên lửa phòng không HQ-2, HQ-61, HQ-7, HQ-9, HQ-12, HQ-16, S-300PMU, S-300PMU-1 và 2, tổng cộng khoảng gần 700 bệ phóng. Theo chỉ số này Trung Quốc chỉ kém Nga (gần 1.500 bệ phóng). Nhưng không dưới 1/3 số vũ khí này của của bộ đội tên lửa phòng không Trung Quốc là loại HQ-2 đã cổ lỗ (phiên bản tương tự tổ hợp tên lửa phòng không S-75), đang được tích cực thay thế.

Những hệ thống tên lửa phòng không đầu tiên đã được cung cấp cho Trung Quốc từ Liên Xô vào cuối thập niên 1950 thế kỷ trước. Chính khi đó đã tạo ra những cơ sở cho việc phát triển hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Liên Xô và CHND Trung Hoa, mà mục đích chính của nó là xây dựng tại Trung Quốc với sự giúp đỡ của Liên Xô một cơ sở khoa học kỹ thuật hiện đại, có khả năng sản xuất và hoàn thiện các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự khác nhau.

Những hệ thống tên lửa phòng không đầu tiên đã được cung cấp cho Trung Quốc từ Liên Xô từ thập niên 1950 thế kỷ trước
Những hệ thống tên lửa phòng không đầu tiên đã được cung cấp cho Trung Quốc từ Liên Xô từ thập niên 1950 thế kỷ trước

Vào tháng 10/1957 tại Matxcơva đã diễn ra hội nghị Xô-Trung về những vấn đề hợp tác kỹ thuật quân sự, mà kết quả của nó là đã ký kết được một hiệp định về việc chuyển giao cho CHND Trung Hoa quyền sản xuất các loại vũ khí tên lửa hồ sơ kỹ thuật khác nhau, và đồng thời là hàng loạt công nghệ quốc phòng mới nhất. Ngoài ra, Nga đã bắt đầu chuyển giao cho Trung Quốc một vài loại vũ khí tên lửa, trong đó có các tên lửa bắn từ máy bay, tên lửa chiến thuật và tên lửa phòng không.

Vai trò của tên lửa phòng không đặc biệt tăng lên do diễn biến của cuộc khủng hoảng Đài Loan vào cuối tháng 8/1958. Trong những năm đó việc chuyển giao vũ khí của Mỹ cho Đài Loan với quy mô lớn đã làm cho quân đội hòn đảo này mạnh lên. Không quân Đài Loan tiếp nhận một số máy bay trinh sát tầm cao RB-57D (không lâu sau thì cả Lockheed U-2) mà những tính năng của chúng vượt xa các khả năng mà các phương tiện phòng không Trung Quốc có được.

Vũ trang cho Đài Loan người Mỹ chẳng phải vị tha gì - mục đích chính của những chuyến bay trinh sát mà các phi công Đài Loan có nghĩa vụ thực hiện là thu được thông tin mà Mỹ cần thiết về việc chế tạo vũ khí hạt nhân tại CHND Trung Hoa.

Chỉ ngay trong 3 tháng đầu năm 1959, RB-57D đã thực hiện 10 chuyến bay nhiều giờ trên không phận CHND Trung Hoa, và vào tháng 6 năm đó các máy bay trinh sát đã bay qua không phận Bắc Kinh. Kỷ niệm 10 năm thành lập nước CHND Trung Hoa đang đến gần và có vẻ như những dự báo về việc ngày lễ trọng thể bị phá hoại sẽ trở thành hiện thực.

Trong tình hình như thế lãnh đạo Trung Quốc đã đề nghị với Liên Xô cung cấp cho Trung Quốc trong điều kiện bí mật cao một số tổ hợp tên lửa phòng không “Dvina” SA-75 mới nhất. Mùa Xuân năm 1959, 5 tiểu đoàn hỏa lực và 1 tiểu đoàn kỹ thuật SA-75, gồm cả 62 tên lửa phòng không 11D đã được đưa tới Trung Quốc. Những khẩu đội đầu tiên bao gồm các quân nhân Trung Quốc đã được huấn luyện sẵn sàng thực hành chiến đấu. Đồng thời để bảo dưỡng những tổ hợp tên lửa này, một nhóm chuyên gia Liên Xô đã được cử đến Trung Quốc.

Với sự hỗ trợ của Liên Xô, ngày 7/10/1959 lần đầu tiên tại ngoại ô Bắc Kinh một máy bay trinh sát RB-57D của Đài Loan đã bị bắn hạ. Đây là chiếc máy bay đầu tiên bị bắn rơi bằng tên lửa phòng không trong tình huống chiến đấu.

Tất cả trên không phận Trung Quốc còn có 5 máy bay trinh sát tầm cao U-2 do các phi công Đài Loan điều khiển bị bắn rơi, một phần trong số họ thoát chết và bị bắt làm tù binh.

Những phẩm chất chiến đấu cao của vũ khí tên lửa Liên Xô đã thôi thúc lãnh đạo Trung Quốc xin giấy phép sản xuất SA-75, (tên Trung Quốc là HQ-1 tức là “Hồng Kỳ-1”), và ít lâu sau đã đạt được các thỏa thuận về việc này.

Nhưng các bất đồng Xô-Trung bắt đầu tăng lên vào cuối thập niên 1950 đã trở thành nguyên nhân dẫn tới việc, ngày 16/7/1960 Liên Xô đã tuyên bố triệu hồi tất cả các cố vấn quân sự từ Trung Quốc về nước, điều này trên thực tế là khởi đầu việc tạm ngừng hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Liên Xô và Trung Quốc mấy thập niên sau đó.

Trong những điều kiện biến chuyển, sự hoàn thiện sau đó vũ khí tên lửa phòng không tại CHND Trung Hoa bắt đầu được thực hiện trên cơ sở chính sách “dựa vào nội lực” được tuyên bố trong nước vào đầu thập niên 1960. Tuy nhiên chính sách đã tỏ ra ít hiệu quả, ngay cả sau khi CHND Trung Hoa bắt đầu tích cực lôi kéo các chuyên gia gốc Trung Quốc có chuyên môn phù hợp từ nước ngoài, trước hết là từ Mỹ.

Trong những năm đó hơn 100 nhà khoa học lớn gốc Trung Quốc đã trở về. Song song với việc này hoạt động nhằm nắm bắt những công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự cũng được đẩy mạnh, và những chuyên gia từ Cộng hòa liên bang Đức, Thụy Điển và hàng loạt quốc gia khác cũng được mời tới Trung Quốc làm việc.

Các chuyên gia Liên Xô đã nhiều lần ghi nhận được những trường hợp bị mất một số mẫu trang bị kỹ thuật không quân và tên lửa khi vận chuyển bằng đường sắt sang Việt Nam quá cảnh lãnh thổ Trung Quốc. Như vậy, người Trung Quốc đã không từ thủ đoạn tầm thường nào để có được khả năng khả năng tiếp cận với những thành quả nghiên cứu hiện đại của Liên Xô.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại