Lỗ hổng của J-11 buộc Trung Quốc phải mua Su-35

Hòa Trần |

Sau khi nhận chiếc Su-27 đầu tiên, chỉ trong vòng 10 năm đã có hàng trăm chiến đấu cơ hạng nặng loại này được trang bị cho Không quân và Hải quân Trung Quốc.

Truyền thông Nga cho rằng, các tổ hợp sản xuất máy bay Trung Quốc từ lâu đã tiếp cận được những công nghệ mới nhất của ngành công nghiệp hàng không Liên Xô.

Tuy nhiên, ngay cả khi Liên Xô giải thể, phiên bản cải tiến của Su-27 vẫn không thể thoát khỏi cái bóng của "người tiền nhiệm".

Thậm chí phía Trung Quốc còn sử dụng thiết bị điện tử hiện đại và hệ thống vũ khí thế hệ mới để chế tạo ra J-11 (phiên bản sao chép của Su-27), nhưng có một vấn đề của J-11 họ vẫn chưa thể giải quyết được.

Vấn đề này còn sót lại từ khi Su-27 ra đời, chính xác mà nói là từ công nghệ của những năm 1980, bất luận là Su-27 hay MiG-29 đều tồn tại vấn đề về tính cơ động chiến thuật. Nguồn gốc của nhược điểm này nằm ở "cái bẫy quá tải tốc độ siêu thanh".


Tiêm kích J-11B của Trung Quốc

Tiêm kích J-11B của Trung Quốc

Ở bất kỳ tình huống nào, khi xuất hiện giai đoạn vượt tốc độ âm thanh sẽ tạo thành hậu quả nghiêm trọng. Nếu kèm theo hiện tượng stall ở đầu mũi cánh, khả năng chịu quá tải của cánh máy bay sẽ giảm, tính cơ động chiến thuật cũng sẽ giảm theo.

Đặc biệt là J-11 sử dụng kết cấu cánh máy bay của Su-27, tình trạng quá tải tức thời khi vượt tốc độ âm thanh giảm tương đối rõ rệt. Vấn đề này từ kết cấu cho thấy không dễ giải quyết, không thể thực hiện thông qua việc điều chỉnh kết cấu thân.

Truyền thông Nga chỉ ra, Su-35 đã giải quyết được nhược điểm này. Cái bẫy quá tải tốc độ siêu thanh đối với một máy bay chiến đấu thế hệ 4+ là rất quan trọng.

Yêu cầu đầu tiên là có thiết bị kiểm soát bay hiện đại, hệ thống "fly by wire" kỹ thuật số có thể kiểm soát chính xác góc độ của cánh lái, hạn chế bẫy quá tải tốc độ siêu thanh.

Hai là vấn đề khí động học, sử dụng động cơ kiểm soát vector lực đẩy để tạo ra sự cân bằng trung tâm trước giai đoạn vượt tốc độ âm thanh.

Theo phía Nga, sau hợp đồng lắp ráp Su-27SK, Trung Quốc hiếm khi hợp tác về công nghệ hàng không với Nga, mà chủ yếu đầu tư vào máy bay J-11 sao chép.

Nhưng lúc đó, Nga cũng tận dụng dự án tiêm kích Su-30MKI chế tạo cho Ấn Độ để nghiên cứu động cơ kiểm soát vector lực đẩy, đặc biệt là tỷ lệ kiểm soát bay của việc kết hợp giữa cánh mũi với động cơ AL-31FP đã được cải thiện rõ rệt.

Tuy Su-35 không sử dụng kết cấu cánh mũi, nhưng không có nghĩa là tính cơ động của nó kém hơn so với Su-30MKI.

Lý do là vì Su-35 đã giải quyết được vấn đề bẫy quá tải tốc độ siêu thanh mà J-11 của Trung Quốc chưa làm được, nhờ trang bị động cơ 117S hiện đại nhất, làm cho khả năng cơ động của Su-35 tăng mạnh.

Có thể khẳng định là việc tối ưu hóa khí động học của Su-35 làm cho bán kính tác chiến của nó tăng, Su-35 mà Không quân Trung Quốc mua vẫn là máy bay ưu việt nhất trong gia đình Su-27.

Phía Nga cho biết, nền tảng Su-27 vẫn chưa được hoàn thiện, ngay cả khi Trung Quốc có lượng lớn máy bay cải tiến, nhưng độ tinh túy của nó vẫn chưa chắc chắn, cho nên Trung Quốc vẫn phải chi 2 tỷ USD để mua Su-35.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại