Lỗ hổng có thể khiến "mắt thần" E-2 Mỹ bị Trung Quốc nướng chín

Hòa Trần |

Trung Quốc có thể lợi dụng sơ hở trong phương thức triển khai máy bay cảnh báo sớm E-2 trên tàu sân bay Mỹ để tiếp cận, tiêu diệt các máy bay này.

Lỗ hổng "chết người"

Nhiệm vụ trinh sát và chỉ huy của nhóm tác chiến tàu sân bay Hải quân Mỹ chủ yếu do máy bay cảnh báo E-2 đảm nhiệm.

Nhờ có máy bay cảnh báo sớm E-2 duy trì tuần tra liên tục trên không, nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ mới có thể nhận biết tình hình từ xa và triển khai các tiêm kích hạm đánh chặn máy bay mang tên lửa chống hạm của đối phương.

Tuy nhiên, theo bài viết trên tramg mạng tiếng Trung toutiao.com, hiện nay, phương thức triển khai máy bay cảnh báo sớm E-2 của nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ vẫn tồn tại lỗ hổng. Trung Quốc có thể lợi dụng điều đó để tiêu diệt các máy bay này.

Máy bay cảnh báo sớm E-2C của Hải quân Mỹ.
Máy bay cảnh báo sớm E-2C của Hải quân Mỹ

Theo bài viết, thông thường, một nhóm tác chiến tàu sân bay có 4 máy bay cảnh báo.

Trong đó, 2 máy bay tiến hành tuần tra và 2 máy bay dự phòng. Vị trí tuần tra thường cách tàu sân bay 400km.

Do radar AN/APS-145 trên E-2C sử dụng băng tần UHF nên nó có thể phát hiện các mục tiêu cỡ lớn ở khoảng cách lên tới 650km, khoảng cách phát hiện các tàu mục tiêu là 360km và khoảng cách phát hiện các mục tiêu máy bay nhỏ là 270km.

Radar này có khả năng quét 360 độ để tìm kiếm mục tiêu.

Tuy nhiên, nếu đối phó mục tiêu là các máy bay nhỏ, 2 máy bay cảnh báo E-2C sẽ không thể bao quát toàn bộ khu vực gần tàu sân bay. Điều này sẽ để lại một lỗ hổng lớn.

Kịch bản Trung Quốc biến E-2 thành "chim lửa"

Bài viết trên toutiao.com cho rằng, Trung Quốc có thể sử dụng máy bay cảnh báo Y-8 trang bị hệ thống định vị thụ động để xác định vị trí 2 máy bay cảnh báo E-2 từ ngoài khu vực phát hiện của nó.

Sau đó là vận dụng chính xác chiến thuật. Chiến thuật của Trung Quốc có thể là sử dụng một số máy bay tấn công cũ làm lực lượng tấn công nghi binh để tiến hành thâm nhập.

Khi đó, máy bay tuần tra trên tàu sân bay Mỹ chắc chắn sẽ được huy động đến hướng tấn công này và như vậy sẽ tạo ra một kẽ hở ở hướng phòng thủ khác.

Đáng chú ý là, một máy bay cảnh báo E-2 thường sẽ có 2 máy bay chiến đấu F/A-18 bảo vệ.

Lúc này, Trung Quốc có thể điều 2 phi đội tiêm kích J-11 duy trì bay ngoài phạm vi phát hiện của máy bay cảnh báo E-2.

Ngay cả khi trong phạm vi phát hiện 270km của 2 máy bay cảnh báo E-2 thì máy bay Trung Quốc vẫn có thể hạ thấp độ cao để tiếp cận mà không bị radar trên E-2 phát hiện trong một khoảng thời gian.

Giả sử phi đội máy bay Trung Quốc thâm nhập tầm thấp với tốc độ 1 Mach, thì trong thời gian 10 phút, chúng có thể đến được vị trí của máy bay cảnh báo và phát động tấn công máy bay Mỹ.

Trong khi đó, các máy bay khác trên tàu sân bay Mỹ vẫn đang bận đối phó lực lượng tấn công nghi binh của Trung Quốc.

Còn 2 máy bay dự phòng trên boong tàu sân bay dù có muốn đến vị trí cách 400km để giải cứu cho các máy bay cảnh báo kia thì chắc chắn cũng không kịp.

Như vậy, máy bay Trung Quốc có thể lợi dụng thời gian này để tấn công các máy bay E-2.

Trung Quốc có thể điều J-11 để tiêu diệt các máy bay cảnh báo sớm E-2C

Trung Quốc có thể điều J-11 để tiêu diệt các máy bay cảnh báo sớm E-2

Nếu 2 phi đội J-11 có thể duy trì khoảng cách tương đối gần thì ngay cả khi chúng bị phát hiện, 2 máy bay cảnh báo sớm của Mỹ đã trở thành mục tiêu.

Khi quân đội Mỹ điều 2 tiêm kích F/A-18 làm nhiệm vu bảo vệ máy bay cảnh báo tiến hành đánh chặn 2 phi đội máy bay chiến đấu của Trung Quốc, 1 phi đội sẽ ứng phó máy bay F/A-18, còn phi đội 2 nhanh chóng đuổi theo tấn công máy bay cảnh báo.

Lúc này, các máy bay cảnh báo E-2C đã không còn máy bay bảo vệ, chỉ có thể trở thành “chim lửa”.

Các tiêm kích F/A-18 sẽ bị đánh lạc hướng để không thể bảo vệ các máy bay E-2C.

Các tiêm kích F/A-18 sẽ bị đánh lạc hướng để không thể bảo vệ các máy bay E-2.

Theo bài viết, trong quá trình này, Trung Quốc cũng cần phải có máy bay cảnh báo.

Máy bay này sẽ cung cấp vị trí chiến đấu của đối phương, giúp Trung Quốc nắm được cục diện tác chiến trên không, đặc biệt là lỗ hổng của đối phương.

Mặc khác, nếu Trung Quốc có thêm máy bay gây nhiễu điện tử thì hiệu quả sẽ càng cao hơn, có thể khiến phạm vi phát hiện của máy bay cảnh báo E-2 ở hướng tấn công chính bị thu hẹp ít nhất 60%.

Như vậy, đợi đến khi Mỹ phát hiện được 2 phi đội máy bay của Trung Quốc tấn công máy bay cảnh báo thì đã quá muộn.

Bài viết cho rằng, do tàu sân bay Mỹ phát huy vai trò rất quan trọng trong xung đột nên tại Mỹ có không ít những lời tăng bốc về ưu thế của chúng

Tuy nhiên, bất kỳ nền tảng vũ khí nào đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Trong trường hợp này, nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ tồn tại lỗ hổng của máy bay cảnh báo E-2.

Hơn 20 năm trước, ưu thế của tàu sân bay Mỹ đối với Trung Quốc rất dễ thấy.

Song, theo bài viết, với hệ thống trinh sát – tấn công dần hoàn thiện, khả năng gây nhiễu điện tử được tăng cường, đến nay, Trung Quốc đã có thể phát hiện và tận dụng lỗ hổng trên tàu sân bay Mỹ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại