Lý do Nga tái đóng "khẩn cấp" tàu hộ tống Project 20380

Hòa Trần |

Hải quân Nga đã thông qua đề nghị của Tập đoàn đóng tàu thống nhất (USC) là khôi phục đóng "khẩn cấp" các tàu hộ tống Project 20380 nội địa hóa.

Tờ China News ngày 17/7 đăng bài viết cho biết:

Theo thông tin từ báo chí Mỹ, do gặp phải sự phong tỏa công nghệ từ phía các nước NATO và Ukraine, Tập đoàn đóng tàu Thống nhất của Nga (USC) đã dừng đóng tàu hộ tống Project 20385.

Thay vào đó, họ quay lại đóng thêm tàu hộ tống Project 20380 được nghiên cứu trước đây.

Theo một số chuyên gia quân sự Nga, xét từ góc độ hiệu quả tác chiến và đảm bảo hậu cần, tàu hộ tống Project 20380 vẫn là lựa chọn hợp lý của Hải quân Nga hiện nay.

Có phân tích cho rằng, sự thay đổi này cho thấy nhu cầu của Hải quân Nga đối với số lượng tàu cấp bách hơn nhu cầu về chất lượng.

Sự tác động từ bên ngoài

Theo báo cáo, trước cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014, nhà máy đóng tàu Yantar và nhà máy đóng tàu ОАО Sankt-Peterburg thuộc USC  đã đưa vào chế tạo 8 tàu hộ tống hạng nhẹ 20385 và 9 khinh hạm đa năng Project 11356.

Những tàu này đều sử dụng động cơ do các nước như Đức, Ukraine cung cấp.

Tuy nhiên, do cuộc khủng hoảng Ukraine, Nga gặp khó khăn khi nhập khẩu động cơ từ nước ngoài.

Chẳng hạn, năm 2012, Nga khởi đóng tàu Project 20385. Theo kế hoạch ban đầu, chiếc tàu đầu tiên sẽ được bàn giao vào mùa hè năm 2015.

Song, do Đức dừng cung ứng động cơ diesel MTU, Nga phải tìm cách sử dụng động cơ diesel trong nước thay thế động cơ của Đức.

Có điều, do thiết kế khoang động cơ, hệ thống trục đẩy, hệ thống cáp theo thiết kế ban đầu của tàu này đều không dùng cho động cơ do Nga chế tạo nên phương án thay thế rất khó khăn.

Mô hình tàu chiến 20385 với những cải tiến về hệ thống điện tử và vũ khí tối tân hơn nhiều so với tàu chiến 20380 đã không được khởi đóng thêm do thiếu động cơ MTU của Đức.

Mô hình tàu chiến 20385 với những cải tiến so với tàu chiến 20380 đã không được khởi đóng thêm do thiếu động cơ MTU của Đức.

Vấn đề tương tự cũng xảy ra với các khinh hạm đa năng Project 11356 đóng tại nhà máy đóng tàu Yantar của Nga, do Ukraine dừng cung cấp động cơ diesel.

Đối mặt với khó khăn này, Nga đã áp dụng chính sách “2 hướng”.

Một mặt, phát triển khả năng nghiên cứu và chế tạo trong nước, tổ chức xây dựng liên doanh sản xuất động cơ cho tàu nội địa.

Theo Tư lệnh Hải quân Nga, doanh nghiệp Nga có triển vọng sản xuất động cơ thay thế vào năm 2017.

Mặt khác, Hải quân Nga thông qua đề nghị của USC là khôi phục việc đóng “khẩn cấp” các tàu hộ tống Project 20380 nội địa hóa.

Được biết, Nga đã khởi đóng 2 tàu hộ tống Project 20380 vào tháng 2/2015 và sẽ tiếp tục đóng 2 tàu khác vào 6 tháng cuối năm, thiết bị đẩy liên quan do nhà máy trong nước cung cấp.

Sức mạnh tàu hộ tống 20380

Trên thực tế, tàu Project 20385 là phiên bản cải tiến trên nền tảng tàu Project 20380, được tăng cường về tải trọng, vũ khí và sử dụng động cơ mạnh hơn động cơ diesel của Đức.

Tàu đầu tiên của dự án Project 20380 được bàn giao cho Hải quân Nga năm 2007, nhưng do trong thiết kế ban đầu xuất hiện những thiếu sót như bố trí hệ thống dây điện không hợp lý cần phải sửa chữa, nên tới năm 2011 mới được bàn giao hoàn chỉnh.

Các tài liệu được công bố cho biết, tàu hộ tống Project 20380 dài khoảng 100m, rộng khoảng 13m, lượng giãn nước khoảng 2.000 tấn.

Trong ảnh là pháo hạm hiện đại A-190 thiết kế với kiểu tháp pháo tối ưu cho khả năng tàng hình toàn tàu.

Trong ảnh là pháo hạm hiện đại A-190 thiết kế với kiểu tháp pháo tối ưu cho khả năng tàng hình toàn tàu.

Khoảng một nửa diện tích đầu tàu có thiết kế đóng kín, giúp giải quyết hiệu quả vấn đề đọng nước thành tàu.

Tàu có nhà chứa cho trực thăng chống ngầm Ka-27. 2 phía bên ngoài nhà chứa còn thiết kế thành hình dạng “X” để phản xạ sóng radar.

Về vũ khí, tàu trang bị 1 pháo hạm 100mm A-190, hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng có thể phóng tên lửa phòng không 9M96.

Tàu Project 20380 còn có thể phóng tên lửa chống hạm, tên lửa đối đất và tên lửa chống ngầm. Điều này cho phép con tàu thực hiện nhiệm vụ tấn công chiến lược thọc sâu khi cần thiết.

Tàu trang bị một radar phát hiện tầm xa, với khoảng cách phát hiện xa nhất đối với mục tiêu mặt nước có thể đạt 400km. Ngoài ra còn có một radar 3D có thể phát hiện mục tiêu nhỏ ở khoảng cách 130km.

Tư tưởng tác chiến của Hải quân Nga

Từ lâu, tư tưởng tác chiến của Hải quân Nga gồm 2 phương diện “tác chiến đối bờ” và “tác chiến đối hải”.

Trong đó, loại hình tác chiến đầu tiên chủ yếu sử dụng tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và tên lửa hành trình trên tàu để tấn công mục tiêu trên đất liền.

Còn loại thứ 2 yêu cầu lực lượng hải quân tập trung tiến hành trinh sát, giám sát đối phương và có thể tác chiến đột kích 2-3 tàu của đối phương trong phạm vi 150 hải lý.

Lực lượng tình báo chiến lược, giám sát và hệ thống định vị hiện nay của quân đội Nga không thể hỗ trợ hoạt động tấn công trên biển quy mô lớn như thời Liên Xô nhưng vẫn đủ để hỗ trợ cho hoạt động tác chiến phòng thủ ven và xa bờ biển.

Đối với những yêu cầu chiến thuật này, tàu hộ tống Project 20380 về cơ bản có thể đáp ứng.

Tuy tải trọng không lớn nhưng các tàu Project 20380 có thể hoạt động liên tục 60 ngày trong điều kiện được tiếp tế, với khả nằng hành trình liên tục gần 10.000 hải lý.

Ngoài khả năng tác chiến mặt nước, tàu còn có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác, đủ đáp ứng nhu cầu “chi ít tiền, làm việc lớn” của Hải quân Nga.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại