Trước đó, chiếc Tu-204 do Nga chế tạo này đã được Trung Quốc hoán cải làm máy bay thử nghiệm công nghệ tiếp dầu trên không.
Dựa theo cấu trúc và kích thước lớn ở phần mũi chứa radar, Tạp chí Popular Science (Popsci) của Mỹ nhận định rằng rất có thể mẫu radar trên Tu-204 là của máy bay chiến đấu thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc.
Theo một số nguồn tin, J-20 sẽ trang bị mẫu radar quét mạng pha điện tử chủ động (AESA) Type 1475 thế hệ mới của Trung Quốc, có tầm quét, tốc độ truyền dẫn và tần số vượt trội hơn so với các radar sử dụng công nghệ từ những năm 70 của nước này.
Phương pháp thử nghiệm radar này không phải là mới lạ. Mỹ cũng từng thử nghiệm radar AN/APG-77 của tiêm kích F-22 trên máy bay Boeing 757.
Máy bay Tu-204 cùng radar thử nghiệm của J-20.
Hiện tại, 3 mẫu thử nghiệm của J-20 gồm 2001, 2002 và 2011 đã được trang bị các radar AESA nhằm thử nghiệm hiệu suất cũng như đánh giá hiệu năng của máy bay J-20 sát với thiết kế lý thuyết. Tuy nhiên, Không quân Trung Quốc vẫn thử nghiệm radar Type 1475 trên một máy bay chở khách dân dụng do các máy bay chở khách có diện tích rộng, đủ sức lắp đặt các thiết bị để đánh giá hiệu suất và khả năng hoạt động của radar.
Đây là bản vẽ 2 mẫu radar AESA của Trung Quốc, mẫu radar ở trên cùng là radar của máy bay J-10 với khoảng 1.200 module truyền dẫn, ở giữa là radar của máy bay J-16 (Mỹ) với 1.760 module truyền dẫn và cuối cùng là radar của J-20 với 1.856 module truyền dẫn. Cần biết là càng nhiều module truyền dẫn thì radar càng có khả năng quét mạnh hơn.
Trong 3 phiên bản J-20 hiện nay của Trung Quốc, mẫu thử nghiệm thứ 3 mang số hiệu 2011 được áp dụng một số công nghệ mới so với 2 chiếc đầu tiên như được trang bị màn hình HUD mới, thiết bị quang điện tử dưới thân, màu sơn mới... Hiện tại vẫn chưa rõ thời gian thử nghiệm của dòng máy bay J-20 kéo dài đến khi nào do Trung Quốc vẫn chưa làm chủ được công nghệ tàng hình và vấn đề trang bị động cơ thế hệ mới cho loại máy bay này vẫn còn nhiều dự đoán khác nhau.
Mẫu thử nghiệm J-20 số hiệu 2011
Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA