Theo ông Lin, kể từ khi thành lập năm 1949, Hải quân Trung quốc có 2 điểm yếu lớn: phòng không và chống tàu ngầm. Tàu sân bay Liêu Ninh về cơ bản không được thiết kế để khởi động các cuộc tấn công với tiêm kích hạm J-15 mà là nhằm tăng cường 2 khả năng trên của Hải quân.
Với khả năng chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc, máy tính, tình báo, khả năng giám sát và trinh sát tốt hơn, Liêu Ninh sẽ thích hợp hơn để giữ vai trò soái hạm, kết hợp hệ thống phòng không của nó với các tàu tác chiến mặt nước xung quanh. Tiêm kích J-15 trên tàu sân bay có thể làm lá chắn trên không cho các trực thăng chống ngầm cất cánh từ boong tàu Liêu Ninh. Điều này sẽ hỗ trợ 2 điểm còn thiếu sót trong năng lực tác chiến của Hải quân Trung Quốc.
Ngoài ra, J-15 có thể bắn hạ các máy bay chống ngầm P-3C mới của Đài Loan trong một cuộc xung đột tiềm năng, khiến nó trở thành một đối thủ nguy hiểm đối với an ninh của Đài Loan.
Tiêm kích J-15
Trong tương lai, Liêu Ninh cũng sẽ phục vụ như một trung tâm thông tin để hướng dẫn và chỉ huy các phương tiện chiến đấu không người lái trên mặt trận cho Hải quân Trung Quốc.
Giáo sư Lin nhận định, tên lửa chống hạm Hùng Phong 3, đang được trưng bày tại Triển lãm hàng không và công nghệ quốc phòng Đài Loan, có thể sẽ không phải là lựa chọn tốt nhất cho Đài Loan để đối phó với một chiếc tàu sân bay.
Tàu ngầm sẽ hiệu quả hơn trong trường hợp này bởi chúng không dễ bị các tàu tác chiến mặt nước của Hải quân Trung Quốc phát hiện. Các tàu ngầm cũng sẽ buộc lực lượng hải quân đối phương phải tiêu tốn nhiều nguồn lực để tìm kiếm, định vị và tấn công chúng, tạo điều kiện cho Đài Loan cơ hội khởi động một cuộc tấn công.
Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: tientruonghuong@vccorp.vn. Trân trọng!