Trong ảnh là kỹ thuật viên Mỹ đang thực hiện công việc lắp quả bom vào trong khoang thân tiêm kích tàng hình hiện đại nhất thế giới F-22 Raptor.
Hai lính Mỹ đang chuẩn bị lắp quả đạn tên lửa không đối không tầm ngắn dẫn đường hồng ngoại AIM-9 lên chiếc F-22. Ngoài 2 khoang dưới bụng máy bay, F-22 còn thiết kế với 2 khoang nhỏ ở gốc cánh. Hai khoang nhỏ này dùng để lắp 2 đạn tên lửa AIM-9.
Nữ kỹ thuật viên lắp quả đạn tên lửa AIM-9 lên khoang nhỏ F-22.
Trong nhiệm vụ oanh tạc mặt đất, F-22 có thể mang 2 đạn tên lửa tầm trung AIM-120, 2 đạn tên lửa tầm ngắn AIM-9 và 2 bom JDAM hoặc 2 bom chùm hoặc 8 bom đường kính nhỏ GBU-39 SDB có điều khiển.
Với tên lửa AIM-9 trang bị trên F-22 có khả năng tiêu diệt kẻ thù trong bán kính 1-35 km, có thể điều khiển bằng lực đẩy vecto, có chức năng phát hiện mục tiêu bằng radar do đó có thể tiêu diện mục tiêu từ mọi phía. AIM-9 có trọng lượng 85 kg, trọng lượng đầu đạn 9,4 kg, dài 3 m, đường kính thân 12,7 cm, được trang bị chủ yếu trên các máy bay chiến đấu và gần đây còn được trang bị trên một số máy bay trực thăng.
Trong đó tên lửa AIM-120 được thiết kế để phục vụ tác chiến ngoài tầm nhìn, AIM-120 là tên lửa không đối không tầm trung sử dụng nguyên tắc dẫn đường bán chủ động. Theo đó, sau khi phóng, tên lửa sẽ bay theo chế độ quán tính ở giai đoạn đầu và cập nhật thông tin mục tiêu từ máy bay mẹ ở pha giữa.
Khi tới gần mục tiêu, đạn tên lửa sẽ tự kích hoạt radar tự thân để khóa và tiêu diệt mục tiêu. Tuy nhiên, trong trường hợp mục tiêu ở phạm vi gần, tên lửa sẽ kích hoạt radar tự thân để tìm kiếm và tiêu diệt mục tiêu tương tự như các loại tên lửa không đối không tầm ngắn. Tên lửa AIM-120 được trang bị radar chủ động có đường kính 177,8mm và có tầm bắn là 120 km. Dòng tên lửa không đối không tầm trung này đạt vận tốc bay tới Mach 4 (4.600 km/giờ).
F-22 phóng tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9 từ cửa khoang vũ khí nhỏ bên gốc cánh.
Ngày 12/6/2013, Không quân Mỹ cũng tiến hành thử nghiệm nạp tên lửa chống hạm LRASM trên máy bay ném bom B-1 tại căn cứ không quân Gyess, Texas. Theo đó, cuộc thử nghiệm do đội vận chuyển đạn dược số 7, Không quân Mỹ thực hiện. Những hoạt động này là một phần của cuộc thử nghiệm do đơn vị vũ khí số 337 của Mỹ tiến hành.
Tên lửa LRASM được sản xuất dựa trên nền tảng của tên lửa chống hạm tầm xa không đối hải JASSM-ER nhưng có tầm bắn ngắn hơn. LRASM sử dụng các công nghệ tín hiệu, năng lượng, điều khiển kiểu mới.
LRASM được trang bị bộ cảm biến đa tần số cùng một liên kết dữ liệu kỹ thuật số mới cho phép dẫn hướng không phụ thuộc vào GPS. LRASM được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp dẫn hướng quán tính ở pha đầu, hệ thống datalink cho phép tên lửa cập nhật mục tiêu từ tàu phóng hoặc từ phương tiện trinh sát khác.
Tên lửa LRASM được trang bị đầu đạn nặng 453kg đủ sức nhấn chìm bất kỳ chiến hạm mặt nước nào. Với tầm bắn 370km, LRASM có thể sánh vai cùng với các tên lửa hiện đại của Nga.
Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục xin vui lòng gửi về email: tientruonghuong@vccorp.vn. Trân trọng!