C-130 là máy bay vận tải quân sự bốn động cơ tuốc bin cánh quạt . Loại máy bay này được nhiều nước lựa chọn là lực lượng vận tải chiến lược. Hơn 40 kiểu và biến thể đã hoạt động ở trên 50 quốc gia.
Loại máy bay C-130 Hercules có thời gian chế tạo dài nhất so với bất kỳ loại máy bay quân sự nào khác trong lịch sử hàng không thế giới. Mới đây Ấn Độ đã đặt hàng một lượng lớn C-130 và đây chưa phải là những đơn hàng cuối cùng.
C-130 có chiều dài 29.8 m, sải cánh 40.4 m, chiều cao 11.6 m, trọng lượng rỗng 38 tấn, trọng tải hữu ích 33 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 70,3 tấn. Với kích thước khổng lồ như vậy thì việc C-130 cất hạ cánh trên các tàu sân bay tưởng như là điều không thể.
C-130 đang thả một chiếc xe tăng bằng cách bay lướt qua
Thế nhưng, trong tháng 10 và tháng 11 năm 1963, một chiếc KC-130F (số hiệu 149798), của Thủy quân lục chiến đã tiến hành 29 lần bay lướt qua và chạy trên đường băng, 21 lần cất hạ cánh đầy đủ trên tàu sân bay USS Forrestal với các trọng lượng khác nhau.
Hãng Lockheed chỉ tiến hành hệ thống phanh chống trượt và loại bộ phận tiếp nhiên liệu dưới cánh trái. Máy bay không sử dụng đuôi móc khi hạ cánh, không sử dụng máy phóng khi cất cánh. Trên thân của máy bay còn sơn dòng chữ: "LOOK MA, NO HOOK ("Nhìn kìa, không có móc”)
Phi công, trung úy James Flatley III, đã được trao huy chương Distinguished Flying Cross vì thành tích này. Các cuộc thử nghiệm rất thành công, nhưng ý tưởng dùng C-130 cho các chiến dịch " Chuyển hàng trên boong tàu sân bay " (COD) hàng ngày bị coi là quá mạo hiểm. Thay vào đó, C-2 Greyhound đã được phát triển cho mục đích này.
Tuy nhiên, với những thành tích này, C-130 đã trở thành chiếc máy bay lớn nhất và nặng nhất từng hạ cánh trên một tàu sân bay, một kỷ lục vẫn đứng vững sau 50 năm.
Chúng ta hãy tìm hiểu cuộc thử nghiệm đầy mạo hiểm này qua clip dưới đây: