Kỳ 3: Tàu ngầm Kilo 636 Việt Nam có vũ khí Trung Quốc lo ngại?

Hà Dũng |

(Soha.vn) - Phần trước chúng ta đã được thấy uy lực của tên lửa Yakhont/Brahmos và lá chắn thép Bastion – vũ khí khiến Trung Quốc e ngại. Phần này chúng ta sẽ tìm hiểu sức mạnh của tên lửa Yakhont/Brahmos được phóng từ tàu chiến. Liệu Yakhont/Brahmos có được trang bị cho tàu ngầm Kilo 636 mà Việt Nam sắp tiếp nhận?

Hai năm qua, Trung Quốc tăng cường phô trương thanh thế quân sự, đe dọa láng giềng. Tuy nhiên, những người am hiểu quân sự thì “con ngáo ộp” Trung Quốc chưa dọa được ai. Trái lại, trên thế giới có rất nhiều loại vũ khí khiến Trung Quốc phải run sợ. Loạt bài của chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu về các loại vũ khí này.

Với tầm bắn xa 300 km, các tàu được trang bị tên lửa Yakhont có thể tiêu diệt các tàu khác mà không cần đi vào vùng sát thương của tàu đối phương. Ngoài ra, với chiến thuật bí mật ẩn nấp dọc bờ biển sau đó bất ngờ đưa ra đòn tấn công thì uy lực của tên lửa Yakhont còn lớn hơn nhiều.

Đầu năm 2011, khinh hạm Oswald Siahaan trang bị 4 bệ phóng tên lửa Yakhont thẳng đứng được Nga chuyển giao cho Indonesia. Khinh hạm này đã tổ chức bắn thử 2 lần vào ngày 20/4/2011 và ngày 13/10/2012, trong các lần bắn thử, tên lửa Yakhont đều thể hiện được khả năng đáng sợ của nó.

Loại tên lửa Việt Nam khiến Trung Quốc run sợ - Kỳ 3: Tàu ngầm Kilo 636 Việt Nam có vũ khí Trung Quốc lo ngại?
 
Loại tên lửa Việt Nam khiến Trung Quốc run sợ - Kỳ 3: Tàu ngầm Kilo 636 Việt Nam có vũ khí Trung Quốc lo ngại?
 
Loại tên lửa Việt Nam khiến Trung Quốc run sợ - Kỳ 3: Tàu ngầm Kilo 636 Việt Nam có vũ khí Trung Quốc lo ngại?
 

	Yakhont được phóng từ khinh hạm Oswald Siahaan của Indonexia vào ngày 13/10/2012

Yakhont được phóng từ khinh hạm Oswald Siahaan của Indonesia vào ngày 13/10/2012

Ấn Độ cũng đã thử nghiệm thành công và đưa vào trang bị các tổ hợp Brahmos phóng trên tàu mặt nước với hai loại bệ phóng nằm nghiêng và thẳng đứng. Việt Nam được cho là cũng đã bắt đầu nghiên cứu khả năng trang bị tên lửa Yakhont cho các tàu mặt nước.

Loại tên lửa Việt Nam khiến Trung Quốc run sợ - Kỳ 3: Tàu ngầm Kilo 636 Việt Nam có vũ khí Trung Quốc lo ngại?
 

	Tên lửa Brahmos trên tàu khu trục INS Rajput của Ấn Độ với bệ phóng nằm nghiêng

Tên lửa Brahmos trên tàu khu trục INS Rajput của Ấn Độ với bệ phóng nằm nghiêng


	Tên lửa Brahmos trên tàu khu trục INS Ranvir lớp Rajput của Ấn Độ với bệ phóng thẳng đứng 

Tên lửa Brahmos trên tàu khu trục INS Ranvir lớp Rajput của Ấn Độ với bệ phóng thẳng đứng 

Loại tên lửa Việt Nam khiến Trung Quốc run sợ - Kỳ 3: Tàu ngầm Kilo 636 Việt Nam có vũ khí Trung Quốc lo ngại?
 
Loại tên lửa Việt Nam khiến Trung Quốc run sợ - Kỳ 3: Tàu ngầm Kilo 636 Việt Nam có vũ khí Trung Quốc lo ngại?
 
Loại tên lửa Việt Nam khiến Trung Quốc run sợ - Kỳ 3: Tàu ngầm Kilo 636 Việt Nam có vũ khí Trung Quốc lo ngại?
 

	Lắp đặt các container chứa tên lửa Yakhont lên bệ phóng trên khinh hạm Oswald Siahaan 

Lắp đặt các container chứa tên lửa Yakhont lên bệ phóng trên khinh hạm Oswald Siahaan 

Vào ngày 20/3/2013, Tập đoàn Không gian vũ trụ BrahMos đã thử nghiệm thành công phiên bản phóng từ tàu ngầm của tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos, đưa Ấn Độ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có tên lửa siêu thanh phóng từ tàu ngầm.

Tên lửa được phóng từ một bệ ngầm dưới nước tại vịnh Bengal của Ấn Độ, sau đó, tên lửa đã đạt tới tầm bắn 290 km.

Loại tên lửa Việt Nam khiến Trung Quốc run sợ - Kỳ 3: Tàu ngầm Kilo 636 Việt Nam có vũ khí Trung Quốc lo ngại?
 

	Tên lửa Brahmos phóng từ tàu ngầm

Tên lửa Brahmos phóng từ tàu ngầm


	Tàu ngầm INS của Hải quân Ấn Độ

Tàu ngầm INS của Hải quân Ấn Độ

Việc một tên lửa phóng từ tàu ngầm đòi hỏi kỹ thuật cao hơn nhiều so với phóng ngoài môi trường nước. Tên lửa phóng từ tàu ngầm được gắn thêm một khoang ở phần đầu. Khi phóng, khoang này tạo thành một nón khí cách ly tên lửa với môi trường nước. Tên lửa sẽ chuyển động trong môi trường khí này.

Sỡ dĩ phải thiết kế như vậy là bởi lực cản của không khí nhỏ hơn rất nhiều so với lực cản của nước. Với độ sâu hoạt động của tàu ngầm khoảng 200 - 300 m, để tạo được môi trường không khí này trong thời gian dài mà vẫn phải đảm bảo tính chính xác của quĩ đạo và vận tốc của tên lửa là hết sức phức tạp.


	Tên lửa phóng từ tàu ngầm chuyển động dưới nước trong luồng khí bao (ảnh nhỏ) và tầng tạo khí tách ra (ảnh lớn) 

Tên lửa phóng từ tàu ngầm chuyển động dưới nước trong luồng khí bao quanh (ảnh nhỏ) và tầng tạo khí tách ra (ảnh lớn) 

Có nhiều tin tức cho rằng tên lửa Yakhont sẽ được trang bị cho tàu ngầm Kilo 636 mà Nga sắp chuyển giao cho Việt Nam. Nếu thông tin này là chính xác thì tàu ngầm của Việt Nam sẽ có uy lực rất khủng khiếp.


	Cấu tạo bên trong tàu ngầm Kilo 636 mà Việt Nam sắp tiếp nhận

Cấu tạo bên trong tàu ngầm Kilo 636 mà Việt Nam sắp tiếp nhận


	Tàu ngầm Kilo 636 của Việt Nam tại nhà máy 

Tàu ngầm Kilo 636 của Việt Nam tại nhà máy 

Tuy nhiên, theo đài tiếng nói nước Nga, Bộ Tư lệnh Hải quân nước này sẽ tiến hành phóng thử nghiệm tên lửa siêu thanh Yakhont từ tàu ngầm vào cuối tháng 8/2013. Theo kế hoạch, tên lửa sẽ được phóng đi từ tàu ngầm hạt nhân đa năng Severodvinsk lớp Yasen thuộc dự án 885.

Như vậy, hiện tại ngay cả Nga cũng đang nghiên cứu việc phóng tên lửa Yakhont từ tàu ngầm. Nếu thông tin này là đúng, thì trang bị tên lửa Yakhont cho các tàu ngầm Kilo 636 của Việt Nam là thông tin chưa có cơ sở.


	Tàu ngầm hạt nhân đa năng Severodvinsk lớp Yasen thuộc dự án 885 của Nga

Tàu ngầm hạt nhân đa năng Severodvinsk lớp Yasen thuộc dự án 885 của Nga

Chính xác hơn thì tàu ngầm Kilo 636 của Việt Nam sẽ được trang bị tên lửa Club 3M-54E tầm bắn 220 km, có đoạn bay hành trình dưới âm, giai đoạn cuối tăng tốc đến 2,9M. Đây cũng là loại tên lửa hiện đại thời điểm hiện nay.


	Tên lửa hành trình chống hạm Club 3M-54E 

Tên lửa hành trình chống hạm Club 3M-54E 

Mời các bạn đón đọc kỳ 4: Yakhont/Brahmos vươn xa với hổ mang chúa Su-30

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại