Khinh hạm F-22P công nghệ Trung Quốc thứ 4 gia nhập Hải quân Pakistan

Tuân Việt |

(Soha.vn) - Chiếc tàu khu trục nhỏ thứ tư thuộc dự án F-22P đã gia nhập Hải quân Pakistan ngày 17/4 vừa qua.

Ngày 17 tháng 4, tại Karachi, đã diễn ra lễ gia nhập Hải quân Pakistan của chiếc tàu khu trục F-22P thứ 4 mang tên PNS Aslat, được xây dựng tại nhà máy Nhà máy đóng tàu và Kỹ thuật Công trình Karachi (KS & EW).

Tham gia buổi lễ có Tổng tham mưu trưởng Hải quân Pakistan, Đô đốc Mohammad Asif Sandila cùng các đại diện cấp cao từ Trung Quốc và Pakistan, bao gồm cả Đại sứ Trung Quốc và phó chủ tịch Tổng công ty Đóng tàu Nhà nước Trung Quốc.


	Khinh hạm Saif lớp F-22P của hải quân Pakistan.

Khinh hạm Saif lớp F-22P của hải quân Pakistan.

Tháng 4 năm 2005, quân đội Pakistan và Tập đoàn China Shipbuilding Trading Company (CSTC) đã ký hợp đồng đóng mới 4 chiếc khinh hạm lớp F22P đầu tiên (Type-053H3 Jiangwei-2).

Tháng 4 năm 2005, quân đội Pakistan và Tập đoàn China Shipbuilding Trading Company (CSTC) đã ký hợp đồng đóng mới 4 khinh hạm lớp F22P đầu tiên (Type-053H3 Jiangwei-2) cho Hải quân Pakistan.

Theo thỏa thuận trị giá 750 triệu USD này, CSTC sẽ chuyển giao công nghệ để phía Pakistan tự đóng chiếc khinh hạm lớp F22P cuối cùng trong hợp đồng.

Trung Quốc đã chuyển giao cho Hải quân Pakistan 3 khu trục hạm lớp F-22P đầu tiên là Zulfiquar - ngày 30 tháng 7 năm 2009, Shamsheer - 23 tháng 11 năm 2010 và Saif – 15 tháng 12 năm 2010.


	Khinh hạm Shamsheer lớp F-22P.

Khinh hạm Shamsheer lớp F-22P.

Ba tàu khu trục này đã được xây dựng tại nhà máy đóng tàu Hudong-Zhonghua, Thượng Hải. Khu trục hạm thứ 4 mang tên Aslat được khởi đóng vào ngày 16 tháng 6 năm 2011 tại nhà máy đóng tàu Karachi của Pakistan.

Năm ngoái, các phương tiện truyền thông quốc tế cho biết rằng, quân đội Pakistan đã lên kế hoạch mua thêm 4 khinh hạm lớp F-22P được đóng mới tại nước này theo khuôn khổ chương trình hợp tác chuyển giao công nghệ với Trung Quốc.

Trong quá trình xây dựng các tàu thuộc lớp F-22P, các chuyên gia Trung Quốc đã sử dụng các công nghệ hiện đại của khu trục hạm nội địa 054 chẳng hạn như công nghệ tàng hình.

Công nghệ này cho phép làm giảm diện tích phản xạ hiệu dụng sóng radar từ các đài radar trên tàu và máy bay của đối phương đến mức thấp nhất.


	Pháo hạm AK-176M 76,2 mm trên tàu khu trục F-22P

Pháo hạm AK-176M 76,2 mm trên tàu khu trục F-22P

Các tàu khu trục lớp F22-P được trang bị pháo hạm AK-176M 76,2 mm , một loại pháo hạm vạn năng được Trung Quốc cải tiến từ pháo 76,2 mm của Liên Xô.

Sự khác biệt chính giữa các biến thể Trung Quốc so với nguyên mẫu đó là tháp pháo được thiết kế có khả năng “tàng hình” trước sóng radar. Pháo AK-176M được sử dụng để tiêu diệt các máy bay, máy bay không người lái, và các tên lửa chống hạm của đối phương.

Ngay trước pháo là 2 bệ phóng với rocket chống ngầm 6 nòng RDC-32 nhằm mục đích chống ngầm.


	Tên lửa chống tàu C-802.

Tên lửa chống tàu C-802.

Tàu được trang bị 8 tên lửa chống tàu C-802 được lắp đặt trong 2 bệ phóng, mỗi bệ 4 tên lửa. Các bệ phóng này được bố trí ở giữa mũi tàu và phần thượng tầng của tàu.

Chúng có khả năng tương thích với các loại tên lửa chống ngầm khác nhau, được sử dụng để tiêu diệt các tàu mặt nước hay tàu ngầm của đối phương.

Về hệ thống phòng không, khu trục hạm F-22P được trang bị tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần FM-90N (Hongqi-7, Hồng Kỳ 7 hay HQ-7) với 8 tên lửa hạm đối không.


	Tên lửa phòng không tầm gần FM-90N.

Tên lửa phòng không tầm gần FM-90N.

Hongqi-7 sử dụng động cơ nhiên liệu rắn với tốc độ cực đại khoảng Mach 2.3, có khả năng tiêu diệt các tên lửa đối hạm hoặc máy bay không người lái từ khoảng cách 6 km, và các máy bay trực thăng từ khoảng cách lên đến 12 km.

Khinh hạm lớp F-22P được thiết kế với một pháo phòng thủ tầm cực gần (CIWS - Close in weapon system) Type 730 7 nòng cỡ 30mm, có tầm bắn tối đa 3 km.

Type 730 sử dụng radar điều khiển hỏa lực Type 347G với cảm biến quang điện OFC-3. Người ta cũng đã thử nghiệm lắp đặt tổ hợp tên lửa tầm gần hiện đại FL-3000N hoạt động theo nguyên tắc “bắn và quên” để thay thế cho tổ hợp pháo Type 730 và đã cho kết quả rất khả quan.

Tên lửa của FL-3000N được phát triển dựa trên tên lửa không-đối-không có điều khiển TY-90 vốn dùng để trang bị cho trực thăng.


	Pháo phòng thủ tầm cực ngắn Type 730.

Pháo phòng thủ tầm cực ngắn Type 730.

FL-3000N có tầm bắn 9 km, sử dụng hệ dẫn kết hợp tự dẫn radar thụ động và tự dẫn ảnh nhiệt (RF/ImIR). Trên đầu tìm ảnh nhiệt được lắp một đầu tự dẫn bằng radar thụ động.

Về hệ thống hàng không trên tàu, F22-P được trang bị một máy bay trực thăng chống tàu ngầm Z-9EC, cất và hạ cánh ở sàn bay phía sau thân tàu.

Ngoài ra, ở mỗi bên mạn tàu khu trục F-22P còn được trang bị thêm 3 ống phóng ngư lôi ET-52C.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại