Khám phá sức mạnh máy bay chỉ huy trên không Boeing E-6 Mercury

ĐTN |

Ngày nay hầu như mọi thiết kế máy bay của Hải quân Mỹ đều nhấn mạnh khả năng đa nhiệm, tuy nhiên vẫn có một ngoại lệ là Boeing E-6 Mercury.

E-6 Mercury đang được trang bị cho Phi đội trinh sát VQ-3 và VQ-4 để thực hiện nhiệm vụ liên lạc TACAMO (TAke Charge And Move Out), nhằm chỉ huy và giữ liên kết với lực lượng tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Hải quân Mỹ.

Chiếc máy bay này là một bộ phận của hệ thống liên lạc TACAMO, nó có vai trò giữ liên kết giữa Bộ tư lệnh Quốc gia (National Command Authorities/NCA) và Lực lượng chiến lược (Strategic Force).

Được phát triển từ khung thân Boeing 707, E-6 Mercury có tầm bay hơn 11.000 km, thời gian hoạt động liên tục 15 giờ hoặc lên đến 72 giờ nếu được tiếp nhiên liệu trên không.

Bình thường phi hành đoàn của E-6 Mercury bao gồm 2 phi công, 1 hoa tiêu, 5 sĩ quan, 9 nhân viên hàng không và 4 học viên TACAMO.

Nếu thực hiện nhiệm vụ trạm chỉ huy trên không (Airborne Command Post/ABNCP) thì sẽ gồm 5 sĩ quan hải quân, 9 nhân viên hàng không và 8 sĩ quan chỉ huy theo quyết định của Bộ tư lệnh Chiến lược Mỹ.

Khi thực hiện TACAMO, E-6 bay độc lập và triển khai nhiệm vụ trong khoảng 15 ngày. Phi hành đoàn sẽ chia làm 2 nhóm và tự phân bổ thời gian để hỗ trợ nhau.

Nhiệm vụ đòi hỏi sự cảnh giác cao 24/24 giờ nhằm giữ vững kết nối thông tin ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.


Sơ đồ cấu tạo của E-6B Mercury

Sơ đồ cấu tạo của E-6B Mercury

Trong nhiệm vụ trạm chỉ huy trên không ABNCP, theo chỉ dẫn của USSTRATCOM, 2 chiếc E-6 sẽ bay đến căn cứ không quân Offutt.

Tại đó máy bay cùng với sĩ quan chỉ huy chiến đấu của Không quân Mỹ và các thành phần ALCS (Airborne Launch Control System/Hệ thống Kiểm soát phóng trên không) sẽ được đặt trong tình trạng báo động.

Việc bảo trì hệ thống được thực hiện bởi đội ngũ kỹ thuật dưới đất và nhân viên kỹ thuật trong chuyến bay. Riêng thành phần ALCS được giao cho các lực lượng của không quân trong 18 tháng, sau đó bộ phận IOC (Initial Operating Capability) của hải quân sẽ đảm nhận.

Lịch sử chế tạo và phát triển

Sau khi 4 nguyên mẫu phản lực dân dụng Boeing 707 đầu tiên được công bố, Không quân Mỹ ra lệnh cho các phi cơ này "nhập ngũ" dưới hình thức máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC-135.

Có 2 chiếc được chuyển giao cho Hải quân Mỹ vào cuối năm 1970 để sử dụng trong vai trò hỗ trợ điện tử. Sau đó một phiên bản B707 mới có thân lớn hơn đã ra đời, chính là B707-320 - dòng máy bay vận tải hàng không tầm xa được thiết kế để vượt đại dương.

Chiếc E-6A của Hải quân Mỹ là từ khung thân của B707-320 và thuộc dây chuyền sản xuất cuối cùng của dòng máy bay này, nó được nghiên cứu bởi Trung tâm Phát triển Hàng không Hải quân khi họ tìm kiếm một khung máy bay cho nhiệm vụ TACAMO.

Trong tất cả các máy bay vận tải lắp động cơ turbine phản lực, dòng B707-320B được chọn do nó đang dùng cho máy bay cảnh báo sớm E-3 Sentry. Động cơ turbine phản lực phân luồng tỷ lệ cao tiết kiệm nhiên liệu hơn nên cho thời gian hoạt động lâu hơn.

Dựa trên kết quả nghiên cứu, ban đầu Hải quân Mỹ có kế hoạch mua 16 chiếc vào năm 1984. Các thành phần chính của hệ thống thông tin liên lạc trên những chiếc EC-130Q TACAMO cũ sẽ được gỡ bỏ và lắp đặt lại trong E-6A.

Nhiều tính năng của E-3 được trang bị cho E-6 Mercury, bao gồm khoang tiếp nhiên liệu trên không nằm ở phía thân trên, phía sau buồng lái.

Ngoài ra, một cửa vận chuyển hàng phía trước như trên máy bay vận tải thương mại đã được lắp đặt cho mục đích di chuyển linh kiện phụ tùng chính đến trận địa.

Trên E-6 Mercury có 2 anten ở gần đầu cánh chính, một anten kéo dài từ đầu cánh đuôi đứng vào giữa thân máy bay.

Đầu cánh chính lắp đặt thiết bị điện tử có vỏ bọc đặc biệt, bên trong thân chứa những hệ thống thông tin liên lạc nặng, chúng có khả năng chịu đựng xung điện từ cũng như ảnh hưởng từ vụ nổ hạt nhân.


Đầu cánh chính của E-6B Mercury được lắp thiết bị điện tử có vỏ bọc đặc biệt

Đầu cánh chính của E-6B Mercury được lắp thiết bị điện tử có vỏ bọc đặc biệt

Chiếc E-6A đầu tiên xuất xưởng trong tháng 12/1986 và cất cánh vào tháng 2/1987.

Sau chuyến bay tại Seattle, Wash, nó được chở đến Trung tâm Thử nghiệm hàng không của hải quân để tiếp tục nghiên cứu phát triển các hệ thống trên máy bay. Sau đó được chuyển cho phi đội VQ-3 vào tháng 8/1989.


E-6A Mercury

E-6A Mercury

Chương trình nâng cấp E-6B Mercury

Sau những năm phân tích chiến lược của hải quân, Raytheon E-Systems (RESY) đưa ra chương trình E-6B Command Post Modification để cung cấp những cải tiến về hiệu suất và hệ thống điện tử cho E-6A TACAMO.

Chương trình E-6B được thành lập để nâng cấp khả năng hoạt động TACAMO và có thể thực hiện nhiệm vụ chỉ huy trên không (ABNCP), máy bay sẽ trở thành một thành phần con của Lực lượng chỉ huy chiến lược (STRATCOM).

Những chiếc E-6A sau khi cải tiến thành E-6B có khả năng hoàn thành cả 2 nhiệm vụ TACAMO và ABNCP. RESY sẽ thực hiện cải tiến và lắp đặt một số hệ thống vào máy bay E-6 gồm:

- Hệ thống kiểm soát phóng trên không (ALCS).

- Hệ thống radio liên lạc UHF C3 (Command, Control, Communication).

- Hệ thống chuyển đổi thông tin nhiều chiều kỹ thuật số (Digital Airborne Intercommunications Switching System/DAISS).

- Hệ thống radio chuyển tiếp chiến thuật chiến lược.

- Máy tính nhiệm vụ.

- Anten liên lạc vệ tinh UHF.

- Hệ thống phân phối tần số/thời gian tiêu chuẩn.

- Các bộ dữ liệu dự phòng MIL-STD-1553B.

Khoang vận hành hệ thống của E-6B Mercury
Khoang vận hành hệ thống của E-6B Mercury

Thông số kỹ thuật cơ bản của Boeing E-6 Mercury

Phi hành đoàn: 22 người; Chiều dài: 45,8 m; Chiều cao: 12,9 m; Sải cánh: 45,2 m; Trọng lượng cất cánh tối đa: 154.400 kg.

Động cơ: 4 động cơ turbine phản lực CFMI CFM-56-2A-2; Tốc độ lớn nhất: 970 km/h; Tầm hoạt động: 12.144 km; Trần bay: 12.200 m.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại