Theo đó, trong đơn đặt hàng mới này, chiếc Sigma đầu tiên được lên kế hoạch chuyển giao cho Hải quân Indonesia vào tháng 1/2017, trong khi đó chiếc thứ hai sẽ được chuyển giao 9 tháng sau đó (10/2017).
Trong dự án mua sắp tàu hộ vệ tên lửa (GMD), một lực lượng các sĩ quan hải quân Indonesia đã đến Hà Lan vào ngày 8/4/2013, gồm 12 sĩ quan, được dẫn đầu bởi Đô đốc hạng nhất Mulyadi. Các sĩ quan này sẽ thực hiện các nhiệm vụ giúp đỡ và giám sát quá trình đóng tàu ở Hà Lan trong thời gian 24 tháng.
Tàu hộ vệ tên lửa tàng hình Sigma dự án 10.514
Tàu hộ vệ tên lửa tàng hình Sigma 10.514 có lượng giãn nước tiêu chuẩn 2.335 tấn, chiều dài 105m, chiều rộng 14m và mướn nước trung bình 3,7m. Tàu được trang bị hai động cơ diesel-điện (CODOE) công suất 18.480 kW, cho phép đạt tốc độ tối đa 28 hải lý/h và tầm hoạt động lên đến 5.000 dặm khi chạy với tốc độ 18 hải lý/giờ.
Sigma 10.514 có thể mang theo 300 tấn nhiên liệu, thời gian hoạt động liên tục trên biển 20 ngày đêm, thủy thủ đoàn là 120 người.
Vũ khí trên tàu sẽ bao gồm 2 bệ phóng tên lửa chống hạm Exocet MM40 Block 2 của hãng MBDA (châu Âu), 12 ống phóng thẳng đứng chứa tên lửa phòng không tầm ngắn Mika-VL, một pháo hạm siêu nhanh 76 mm Oto Melara Super Rapid, 2 pháo một nòng tự động 20 mm, 2 pháo 37,5-mm Bofors, ngư lôi chống tàu ngầm 324 mm và một máy bay trực thăng có trọng lượng lượng đến 10 tấn cất hạ cánh ở sân đáp trực thăng phía sau.
Tàu Sigma dự án 9113
Hiện tại, Hải quân Indonesia là lực lượng duy nhất ở Đông Nam Á sở hữu tàu hộ tống lớp Sigma mua được từ Hà Lan, mà điển hình là các khinh hạm thuộc hai dự án là 9113 và 10514.
Một số báo cáo trước đây từ phía Hà Lan cũng cho biết, Hải quân Việt Nam có khả năng sẽ đóng các tàu chiến Sigma tương tự theo phương thức mua trọn gói và sau đó xin giấy phép chuyển giao dây chuyền công nghệ để tự đóng trong nước.