Ông này khẳng định Indonesia rất quan tâm tới đề xuất trên của Nga, nhưng cần thời gian cân nhắc trước khi đưa ra quyết định cuối cùng về hợp đồng quân sự nhiều tỷ USD này.
Theo Janes, nhiều khả năng Nga đã giới thiệu cho Indonesia tàu ngầm lớp Kilo (Đồ án 636) hoặc Amur (Đồ án 950). Nếu Indonesia quyết định mua tàu ngầm Nga, tổng trị giá của hợp đồng có thể đạt trên 5 tỷ USD. Điều này hiện vượt quá khả năng chi trả của quốc gia Đông Nam Á này. Trong năm 2013, quân đội Indonesia được phân bổ 1,67 tỷ USD để mua sắm vũ khí, trang bị mới. Cần nhấn mạnh rằng, giới chức Indonesia từng khẳng định việc mua sắm tàu ngầm đang là ưu tiên hàng đầu của đất nước.
Năm 2007, Nga từng cho Indonesia vay gần 1 tỷ USD để mua vũ khí, trang bị mới. Nhờ nguồn tài chính này, quân đội Indonesia đã đặt mua 10 trực thăng vận tại Mi-17, 5 trực thăng tấn công Mi-35, 20 xe chiến đấu bộ binh BMP-3F và 2 tàu ngầm thông thường lớp Paltus (Đồ án 877 – một biến thể của tàu ngầm lớp Kilo). Trong khi các hợp đồng mua phương tiện lục quân, không quân đã được thực hiện, thì hợp đồng mua tàu ngầm lớp Paltus vẫn chưa "đóng băng".
Cùng với hợp đồng dự kiến trên với phía Nga, tháng 12-2011, Indonesia đã ký thỏa thuận với công ty đóng tàu Hàn Quốc Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering (DSME) mua 3 tàu ngầm lớp Chang Pogo (biến thể của tàu ngầm Type 209 của Đức). Theo hợp đồng trị giá tới 1,3 tỷ USD này, các tàu ngầm mới sẽ được chuyển giao cho hải quân Indonesia vào năm 2018.
Điều đáng lưu tâm ở hợp đồng với phía Hàn Quốc là khả năng đúng hạn hợp đồng rất thấp do DSME cần có được sự đồng thuận của đối tác Howaldtswerke-Deutsche Werft (HDW) để xuất khẩu tàu ngầm lớp Chang Pogo sang nước thứ 3. Trong quy trình đóng tàu ngầm lớp Chang Pogo, DSME chủ yếu thực hiện gia công theo thiết kế của HDW.
Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: tientruonghuong@vccorp.vn. Trân trọng!