Giải mã ẩn số S-300 "phiên bản Triều Tiên"

Hà Dũng |

(Soha.vn) - Việc Nga chuyển giao S-300 cho Triều Tiên nếu xảy ra thì sẽ là một bước đi đầy mạo hiểm. S-300 không chỉ đơn thuần là vũ khí mà là một con bài chính trị nặng cân.

S-300 "phiên bản Triều Tiên"?

Nhân vật chính trong buổi lễ duyệt binh là những tên lửa đạn đạo chiến lược. Bên cạnh đó là lực lượng pháo binh, lực lượng tăng thiết giáp hùng hậu. Tuy nhiên gây bất ngờ cho nhiều người chính là trong thành phần lực lượng tên lửa đất đối không xuất hiện hệ thống tên lửa với nhiều đặc điểm rất giống S-300. Một số người xem chương trình duyệt binh hôm đó đã đặt câu hỏi: Phải chăng Nga hay một đối tác nào khác đã chuyển giao S-300 cho Triều Tiên?

Trước hết phải thấy rằng việc Nga chuyển giao S-300 cho Triều Tiên nếu xảy ra thì sẽ là một bước đi đầy mạo hiểm. S-300 không chỉ đơn thuần là vũ khí mà là một con bài chính trị nặng cân. Trong khi đó Triều Tiên đang phải chịu lệnh cấm vận. Do đó dựa trên các lợi ích kinh tế, chính trị của Nga với các nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Tây Âu thì việc Nga chuyển giao S-300 cho Triều Tiên là điều khó xảy ra.

Trung Quốc có bản sao S-300 mang tên HQ-9. Hệ thống tên lửa này thực chất là bản copy của S-300, tuy không được đánh giá cao nhưng nó cũng là một ẩn số chưa được kiểm chứng, có thể gây ra mối lo ngại nhất định. Qua các thông tin chưa thấy có tuyên bố nào chứng tỏ Trung Quốc đã chuyển giao HQ-9 cho Triều Tiên.

Vậy nếu không phải S-300 hoặc HQ-9 thì đấy là hệ thống nào? Lật lại lịch sử các vụ thử tên lửa của Triều Tiên thì loại tên lửa giống S-300 đã được Triều Tiên công khai ngày 8/6/2011 sau khi một tên lửa được phóng từ bờ biển phía tây nước này. Tổ hợp này được đặt tên là KN-06.

Tiếp đó tên lửa này đã được Triều Tiên công bố tại duyệt binh mừng kỷ niệm 65 năm thành lập Đảng Lao động vào ngày 10/10/2012

Tuy nhiên vụ thử đầu tiên diễn ra trong ngày 25/5/2009 tại căn cứ tên lửa Musudanri tỉnh Nam Hamkyung, tên lửa đạt tầm xa 130 km.

Trước đó trong Sách trắng Quốc phòng năm 2010, Hàn Quốc cũng đã từng công bố Triều Tiên sở hữu một loại tên lửa tương tự như KN-06.

Như vậy tổ hợp tên lửa phòng không có bề ngoài giống S-300 của Triều Tiên trong lễ duyệt binh ngày 27/7/2013 vừa rồi thực chất là KN-06.

Nga đã chuyển siêu tên lửa S-300 cho Triều Tiên?
 
Nga đã chuyển siêu tên lửa S-300 cho Triều Tiên?
 
	Tổ hợp tên lửa đất đối không KN-06 trong lễ duyệt binh ngày 27/7/2013 (ảnh chụp từ clip)

Tổ hợp tên lửa đất đối không KN-06 trong lễ duyệt binh kỷ niệm ngày chiến thắng 27/7/2013 (ảnh chụp từ clip)

Nga đã chuyển siêu tên lửa S-300 cho Triều Tiên?
 
Nga đã chuyển siêu tên lửa S-300 cho Triều Tiên?
 
	Tổ hợp KN-06 trong lễ duyệt binh mừng kỷ niệm 65 năm thành lập Đảng Lao động vào ngày 10/10/2012

Tổ hợp KN-06 trong lễ duyệt binh mừng kỷ niệm 65 năm thành lập Đảng Lao động vào ngày 10/10/2012

Sức mạnh của KN-06

Các thông số kỹ thuật của KN-06 đều được đăng tải lại theo công bố của Triều Tiên cũng như các phỏng đoán của các nhà phân tích quốc tế.

Theo công bố tên lửa KN-06 có tầm xa tiêu diệt mục tiêu lên đến 150 km, vượt xa hơn nhiều so với S-300 có tầm xa 90 km. Các tên lửa được bố trí trong các container tương tự S-300, mỗi xe chở từ 2-3 ống phóng. Tên lửa có khả năng tiêu diệt các máy bay hiện đại cũng như đánh chặn tên lửa. Tổ hợp tên lửa này được các chuyên gia quốc tế đặt nghi vấn là học hỏi công nghệ từ các nước khác như Nga, Trung Quốc...Lí do phát triển tổ hợp được giải thích là do Triều Tiên gặp khó khăn trong việc mua các loại máy bay chiến đấu mới từ Nga và Trung Quốc.

	Tổ hợp tên lửa S-300 của Nga

Tổ hợp tên lửa S-300 của Nga

	Tổ hợp tên lửa HQ-09 của Trung Quốc

Tổ hợp tên lửa HQ-9 của Trung Quốc

	Tổ hợp tên lửa KN-06 của Triều Tiên

Tổ hợp tên lửa KN-06 của Triều Tiên

 

	Tổ hợp tên lửa Bavar - 373 của Iran

Tổ hợp tên lửa Bavar - 373 của Iran

Điều đáng chú ý là Iran hiện cũng đang sở hữu một loại tổ hợp tương tự S-300 do chính Iran tự sản xuất mang tên Bavar-373. Iran bắt đầu nghiên cứu chế tạo tổ hợp này sau khi bị Nga từ chối bán tổ hợp S-300PMU2 cho Iran. Năm 2012, chương trình đã hoàn thành được 30% và kế hoạch năm 2013 đã sẵn sàng đưa vào trang bị.

Như vậy sau Trung Quốc rồi đến Triều Tiên và bây giờ là Iran cũng đã đều chế tạo được bản copy S-300. Chưa có thông tin nào xác nhận sự liên hệ về công nghệ giữa các bản sao này.

Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: tientruonghuong@vccorp.vn. Trân trọng!

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại