Đoàn tàu hạt nhân Nga đề phòng mối nguy từ Mỹ

Nga chuẩn bị nối lại việc chế tạo các đoàn tàu hỏa có trang bị vũ khí hạt nhân, đề phòng vũ khí siêu thanh của Mỹ.


Liên Xô đã quyết định sản xuất các hệ thống tàu hoả chiến đấu (BZhRKs) có trang bị tên lửa đạn đạo từ năm 1969 nhằm phản ứng với việc Mỹ phát triển ra các tàu ngầm có khả năng triển khai hạt nhân.

Liên Xô đã quyết định sản xuất các hệ thống tàu hoả chiến đấu (BZhRKs) có trang bị tên lửa đạn đạo từ năm 1969 nhằm phản ứng với việc Mỹ phát triển ra các tàu ngầm có khả năng triển khai hạt nhân.


Liên Xô đã vận hành 12 chiếc BZhRKs với 3 tên lửa đạn đạo được trang bị trên mỗi tàu và đây là một biện pháp cực kì có hiệu quả. BZhRKs có thể đi tới nhiều vùng lãnh thổ khác nhau trong bộ dạng của một chiếc tàu hoả thông thường, nhưng lại được trang bị các loại tên lửa hạt nhân vô cùng đáng sợ.

Chính vì vậy, rất khó để dò tìm được tung tích chính xác của các loại tàu này.

Liên Xô đã vận hành 12 chiếc BZhRKs với 3 tên lửa đạn đạo được trang bị trên mỗi tàu và đây là một biện pháp cực kì có hiệu quả. BZhRKs có thể đi tới nhiều vùng lãnh thổ khác nhau trong bộ dạng của một chiếc tàu hoả thông thường, nhưng lại được trang bị các loại tên lửa hạt nhân vô cùng đáng sợ.

Chính vì vậy, rất khó để dò tìm được tung tích chính xác của các loại tàu này.


Vào năm 2005, Nga đã đưa các loại tàu hoả này ra khỏi biên chế, tuy nhiên, cho đến nay, quân đội nước này lại thay đổi hoàn toàn quyết định của mình.

Vào năm 2005, Nga đã đưa các loại tàu hoả này ra khỏi biên chế, tuy nhiên, cho đến nay, quân đội nước này lại thay đổi hoàn toàn quyết định của mình.


Một quan chức trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho hay, những loại tên lửa được trang bị không cần một khoang tàu to đặc biệt mà hoàn toàn vừa với những thông số của tàu hoả hiện nay, do đó nó có thể dễ dàng tránh được các thiết bị trinh sát của kẻ địch.

Hơn nữa, hệ thống phóng tên lửa của tàu hỏa mới có thể được khai hỏa bất kì lúc nào, ở bất kì đâu chứ không yêu cầu các điều kiện phóng đặc biệt như thế hệ cũ.

Một quan chức trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho hay, những loại tên lửa được trang bị không cần một khoang tàu to đặc biệt mà hoàn toàn vừa với những thông số của tàu hoả hiện nay, do đó nó có thể dễ dàng tránh được các thiết bị trinh sát của kẻ địch.

Hơn nữa, hệ thống phóng tên lửa của tàu hỏa mới có thể được khai hỏa bất kì lúc nào, ở bất kì đâu chứ không yêu cầu các điều kiện phóng đặc biệt như thế hệ cũ.


Dự án mới có tên mã Barguzin, sẽ mang được 6 tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars. Ngoài ra, các tàu hoả này có thể chịu được sức công phá của một vụ nổ hạt nhân cách đó chỉ mấy trăm mét.

Những chiếc tàu hỏa hạt nhân này còn có thể chạy tự động trong vòng một tháng, đi qua 1.000km/ngày và có vận tốc tối đa 160 km/h.

Dự án mới có tên mã Barguzin, sẽ mang được 6 tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars. Ngoài ra, các tàu hoả này có thể chịu được sức công phá của một vụ nổ hạt nhân cách đó chỉ mấy trăm mét.

Những chiếc tàu hỏa hạt nhân này còn có thể chạy tự động trong vòng một tháng, đi qua 1.000km/ngày và có vận tốc tối đa 160 km/h.


Theo thiết kế, dàn toa dùng để phóng tên lửa gồm 3 toa sau: Toa kiểm soát thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu ở các cấp xe chiến đấu khi triển khai phóng tên lửa. Toa phóng dài được mở bằng một bơm thủy lực lớn.

Toa động cơ chứa 4 động cơ diesel, mỗi động cơ có nguồn điện 100 kilowatt dùng cho hoạt động phóng. Đầu máy diesel của đoàn tàu này nặng 116 tấn, đạt tốc độ tối đa 100 km/giờ.

Theo thiết kế, dàn toa dùng để phóng tên lửa gồm 3 toa sau: Toa kiểm soát thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu ở các cấp xe chiến đấu khi triển khai phóng tên lửa. Toa phóng dài được mở bằng một bơm thủy lực lớn.

Toa động cơ chứa 4 động cơ diesel, mỗi động cơ có nguồn điện 100 kilowatt dùng cho hoạt động phóng. Đầu máy diesel của đoàn tàu này nặng 116 tấn, đạt tốc độ tối đa 100 km/giờ.


Cuối năm 2013, trung tướng Sergei Karakayev chỉ huy Lực lượng tên lửa chiến lược Nga, nói chương trình Tấn công toàn cầu lập tức (Prompt Global Strike) của Mỹ buộc Nga phải nghiên cứu tái ứng dụng tàu hỏa tên lửa hạt nhân.

Ông cảnh cáo nếu Nga trở thành một mục tiêu, thì “chắc chắn chúng tôi sẽ phản ứng bằng vũ khí hạt nhân”.

Cuối năm 2013, trung tướng Sergei Karakayev chỉ huy Lực lượng tên lửa chiến lược Nga, nói chương trình Tấn công toàn cầu lập tức (Prompt Global Strike) của Mỹ buộc Nga phải nghiên cứu tái ứng dụng tàu hỏa tên lửa hạt nhân.

Ông cảnh cáo nếu Nga trở thành một mục tiêu, thì “chắc chắn chúng tôi sẽ phản ứng bằng vũ khí hạt nhân”.


Prompt Global Strike là chương trình tên lửa siêu thanh có thể tấn công nhanh, chính xác vào bất kỳ vị trí nào trên thế giới, chỉ một giờ sau khi nhận lệnh. Trong tình huống Nga bị chọn là mục tiêu, tàu hỏa tên lửa hạt nhân sẽ có ý nghĩa lớn cho các nhà chiến lược phòng thủ Nga.

Prompt Global Strike là chương trình tên lửa siêu thanh có thể tấn công nhanh, chính xác vào bất kỳ vị trí nào trên thế giới, chỉ một giờ sau khi nhận lệnh. Trong tình huống Nga bị chọn là mục tiêu, tàu hỏa tên lửa hạt nhân sẽ có ý nghĩa lớn cho các nhà chiến lược phòng thủ Nga.


Một trong những thành tố chính trong bất kỳ kế hoạch hạt nhân nào là khả năng lực lượng hạt nhân “sống sót” sau đợt tấn công đầu tiên của địch, và phản công với một hỏa lực mang tính tàn phá.

Một đoàn tàu hỏa tên lửa có thể tăng khả năng sống sót cho kho hạt nhân Nga, địch sẽ khó thể xác định được tên lửa của đoàn tàu khi số tên lửa này được nhanh đưa đi khắp Nga.

Một trong những thành tố chính trong bất kỳ kế hoạch hạt nhân nào là khả năng lực lượng hạt nhân “sống sót” sau đợt tấn công đầu tiên của địch, và phản công với một hỏa lực mang tính tàn phá.

Một đoàn tàu hỏa tên lửa có thể tăng khả năng sống sót cho kho hạt nhân Nga, địch sẽ khó thể xác định được tên lửa của đoàn tàu khi số tên lửa này được nhanh đưa đi khắp Nga.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại