1. Xe tăng Panther
Panzerkampfwagen V Panther cùng với Tiger là 2 loại xe tăng nổi tiếng nhất của Đức quốc xã trong Thế chiến thứ 2. Trên khía cạnh kỹ thuật, Panther cùng với T-34 của Liên Xô là 2 loại xe tăng tốt nhất trong cuộc chiến.
Công việc thiết kế xe tăng Panther được bắt đầu vào tháng 11/1941 dựa trên nguyên mẫu xe tăng T-34/76 của Liên Xô.
Vào tháng 3/1942, Daimler-Benz lần đầu tiên sản xuất mẫu thử VK3002 do hãng MAN thiết kế, loại xe tăng này thực sự giống như là T-34 phiên bản Đức với một vài chỉnh sửa.
Ngày 11/5/1942, dự án VK3002 nhận định danh Panther và đến ngày 14/5/1942, sau khi chương trình thử nghiệm mở rộng các thiết kế hoàn tất, Hitler đã quyết định chọn thiết kế của hãng MAN để đưa vào sản xuất hàng loạt trong tháng 6/1942.
Đã có khoảng 6.000 chiếc xe tăng Panther được Đức quốc xã sản xuất trong thời kỳ Chiến tranh thế giới II, chúng tiếp tục được sử dụng sau chiến tranh ở nhiều nước, ngoài ra Pháp còn dựa trên Panther để thiết kế xe tăng hạng nặng AMX-50.
Vào năm 2009, một chiếc xe tăng Panther có tuổi đời hơn 60 năm sau khi trải qua vài công đoạn chỉnh sửa đã thực hiện các thao tác vận động một cách hoàn hảo không thua gì xe tăng mới sản xuất.
Xe tăng Panther được phục hồi và chạy thử vào thời điểm năm 2009
2. Pháo tự hành chống tăng Jagdpanther
Pháo tự hành chống tăng Panzerjager V Jagdpanther Sd. Kfz. 173
Pháo chống tăng tự hành Jagdpanther chính là mắt xích còn thiếu trong kế hoạch thâu tóm cục diện chiến trường của Phát xít Đức trong Thế chiến thứ 2.
Mặc dù đã có dòng tăng Tiger II và Panther, pháo chống tăng Jagdpanther vẫn trở nên vô cùng hữu ích khi được đưa vào các sư đoàn thiết giáp nhằm bù đắp về số lượng.
Dù được sản xuất trong điều kiện thiếu thốn khi các nhà máy của Đức bị không quân Đồng Minh ném bom đêm ngày, Jagpanther vẫn là một trong những thứ vũ khí tinh xảo và chết người nhất mà Phát xít Đức từng tạo ra.
Jagdpanther được trình lên cho Hitler xem và gây ấn tượng mạnh đến mức chính ông ta đã ra lệnh đổi tên ban đầu của khẩu pháo từ “Panzerjager Panther” thành “Jagdpanther”.
Khẩu pháo tự hành chống tăng này bắt đầu được đem ra chiến trường vào năm 1944 với tổng số 382 chiếc được chế tạo.
Tuy đã có tuổi đời rất cao nhưng trong đoạn video dưới đây chúng ta có thể thấy khả năng di chuyển của pháo tự hành chống tăng Jagdpanther vẫn còn rất tốt.
Pháo tự hành chống tăng Jagdpanther
3. Máy bay chiến đấu phản lực Me-262
Máy bay chiến đấu phản lực Messerschmitt Me-262
Messerschmitt Me-262 do Đức quốc xã chế tạo được ghi nhận là máy bay chiến đấu sử dụng động cơ phản lực đầu tiên trên thế giới.
Me-262 được nghiên cứu chế tạo vào đầu thập niên 40 của thế kỷ 20 và nguyên mẫu Me-262V1 thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm ngày 18/4/1941.
Me-262 đã tạo ra nước nhảy vọt từ máy bay sử dụng động cơ pít tông truyền thống sang động cơ phản lực, trên thực tế Me-262 là một chiếc máy bay ném bom chiến đấu.
Ngày 25/7/1944, máy bay chiến đấu phản lực Me-262A đã đụng độ với máy bay chiến đấu sử dụng động cơ pít tông của Không quân Anh. Đây là lần đầu tiên trên thế giới máy bay phản lực được sử dụng trong thực chiến.
Vào năm 2006 tại triển lãm hàng không ILA tổ chức tại Berlin, một chiếc Me-262 đã bay biểu diễn bên cạnh những máy bay hiện đại khác.
Với tuổi đời trên 60 năm, Me-262 đã thực sự phá vỡ giới hạn độ bền của máy bay chiến đấu sử dụng động cơ phản lực.
Me-262 bay biểu diễn tại triển lãm hàng không ILA 2006, Berlin