Chiến hạm Mỹ khẳng định đẳng cấp trước khu trục hạm Leader

Mỹ Đức |

Trong khi tàu khu trục Leader của Nga vẫn còn là thiết kế mô hình thì siêu khu trục hạm lớp Zumwalt của Mỹ đã sắp được biên chế chính thức.

Thiết kế tối ưu

Theo China news, khu trục hạm DDG-1000 thuộc lớp Zumwalt của Hải quân Mỹ đã ra biển thử nghiệm lần cuối cùng, sau đó sẽ giao cho lực lượng hải quân nghiệm thu và sẽ được đồn trú tại căn cứ ở San Diego.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, khi so sánh chiến hạm Leader của Nga và chiếc DDG-1000 của Mỹ thì thấy chúng có tư tưởng thiết kế hoàn toàn khác nhau, xuất phát từ tư duy tác chiến khác nhau của hải quân 2 nước.

Đài chỉ huy của DDG-1000 cũng không hề nhỏ nhưng áp dụng thiết kế tàng hình kiểu kim tự tháp cụt, cơ bản không còn chi tiết nào nhô ra, nhìn tổng thể con tàu với mặt cắt phẳng, không có góc cạnh, khiến cho tính năng tàng hình của nó được đánh giá rất cao.


Mỹ thử nghiệm khu trục hạm DDG-1000 Zumwalt

Mỹ thử nghiệm khu trục hạm DDG-1000 Zumwalt

Thiết kế tối ưu, ứng dụng công nghệ tàng hình hiện đại, giảm tối đa diện tích phản xạ radar khiến nó khó bị radar đối phương phát hiện gấp 50 lần so với tàu khu trục bình thường.

Có kích thước khổng lồ nhưng tín hiệu đặc trưng radar của DDG-1000 không lớn hơn một chiếc tàu đánh cá loại nhỏ.

Tàu khu trục được trang bị các công nghệ sẽ đem lại nhiều lợi thế cho hải quân Mỹ trong nhiều năm tới, nổi bật nhất là “Hệ thống máy tính tích hợp” toàn bộ con tàu, một mạng lưới an toàn độc lập kiểm soát mọi hệ thống tác chiến từ radar đến vũ khí.

DDG-1000 được trang bị các hệ thống điều khiển và trang thiết bị thông tin liên lạc siêu hiện đại, USS Zumwalt còn là chiếc tàu duy nhất có một mạng lưới an ninh, cho phép hạm trưởng có thể kiểm soát mọi hệ thống từ bất kỳ nơi nào trên tàu.

Hệ thống máy tính và tự động còn giúp tàu cần ít thủy thủ hơn. Các tàu khu trục lớp Arleigh-Burke cần tới 210 người, nhưng Zumwalt chỉ biên chế 130 người cùng với 28 nhân viên không quân vận hành các hoạt động cất và hạ cánh của 2 trực thăng tại bãi đáp trên tàu.

Mức độ hiện đại hóa và tự động hóa của con tàu cũng được xếp hạng nhất thế giới.

Với kích thước và lượng giãn nước rất lớn (dài 183 m, trọng tải 14,5 tấn) nhưng do được áp dụng các hệ thống tự động hóa nên con tàu chỉ cần tới 140 thủy thủ, ít hơn 1 nửa so với các chiến hạm có lượng giãn nước nhỏ hơn.

Tàu được lắp đặt hệ thống phóng thẳng đứng Mk 57 gồm 20 cụm 4 ống phóng; với các tên lửa hành trình Tomahawk và các tên lửa phòng không, chống hạm, chống ngầm. hệ thống tên lửa ESSM.

Bên cạnh đó là các hệ thống tên lửa chống ngầm và đối hạm khác, cùng 2 súng máy Mk 110, cỡ nòng 57 mm.

Đặc biệt là khu trục hạm tàng hình này còn được trang bị 2 bệ pháo AGS 155 mm, bắn đạn có điều khiển tầm xa LRLAP (Long Range Land Attack Projectile).

Đạn LRLAP được xem là một cuộc cách mạng đối với pháo binh, nặng 11 kg và đạt tầm bắn tới 154 km và cơ số đạn lên tới 750 viên.

Bệ pháo này còn có thể phóng tên lửa dẫn đường bằng máy tính, tiêu diệt được mục tiêu cách 101 km, gấp 3 lần tầm bắn của các loại pháo hạm hiện tại.

Hơn nữa, DDG-1000 được áp dụng nhiều loại vũ khí với công nghệ đỉnh cao số 1 thế giới mà hiện không nước nào có được.

Ví dụ như pháo quỹ đạo điện từ, vũ khí laser, các loại máy bay không người lái hiện đại, biến nó trở thành khu trục hạm số 1 thế giới về cả mức độ hiện đại lẫn hỏa lực.

Mỹ khẳng định đẳng cấp

Sau khi Liên Xô giải thể, Hải quân Nga dần xuống cấp, suốt gần 20 năm không đóng nổi một chiến hạm nào trên vạn tấn, nền công nghiệp đóng tàu (trừ lĩnh vực đặc thù là đóng tàu ngầm) xuống cấp bởi thiếu vốn và không tiếp cận được với công nghệ đỉnh cao thế giới.

Tuy khu trục hạm Leader của Nga có thực lực rất mạnh nhưng tất cả những tính năng của nó vẫn còn nằm ở trên giấy, từ mô hình thiết kế đến mô hình chế tạo còn một khoảng thời gian rất dài, cho đến khi nó trở thành một con tàu thực thụ cũng cần ít nhất là 5 năm nữa.


Mô hình chiến hạm Leader của Nga

Mô hình chiến hạm Leader của Nga

Ngay cả Mỹ, vốn rất phong phú kinh nghiệm đóng các chiến hạm cỡ lớn và thiết kế độc đáo cũng mất tới 8 năm mà khu trục hạm DDG-1000 Zumwalt vẫn còn chưa được biên chế chính thức.

Điều này cho thấy, Nga có thể sẽ mất khoảng thời gian đến 10 năm để hoàn thiện tính năng tác chiến của khu trục hạm Leader.

Không chỉ thiếu kinh nghiệm đóng tàu lớn, công nghệ radar tầm xa trên biển và thiết bị điện tử hàng hải của Nga cũng tụt hậu một khoảng cách khá xa so với Mỹ. Điều này có thể nhận thấy ở thiết kế tháp radar tích hợp có kích thước quá cồng kềnh.

Những khó khăn của Nga không chỉ dừng ở đó. Hậu quả của việc “san sẻ gánh nặng” để cưu mang nền công nghiệp quốc phòng Ukraine đã khiến Nga giao phó toàn bộ mảng động cơ turbine khí cho nước này.

Đến bây giờ, khi quan hệ hợp tác giữa 2 nước căng thẳng đã khiến Nga trở tay không kịp.

Nga cũng có khả năng chế tạo các động cơ turbine khí hiện đại nhưng hiện nay họ không có nhà máy nào trang bị dây chuyền và có kinh nghiệm chế tạo động cơ chiến hạm cỡ lớn. Bởi vậy, trong vài năm tới Nga sẽ phải mất nhiều công sức để giải quyết rắc rối này.

Tuy nhiên, trong quá khứ các chuyên gia Liên Xô đã từng đóng những chiến hạm có lượng giãn nước còn lớn hơn cả Leader như tuần dương hạm lớp Kirov hay tuần dương hạm chở máy bay (thực chất là các tàu sân bay cỡ vừa) Project 1143.4, lớp Kiev, và Nga có thể kế thừa được những kinh nghiệm đó.

Những khu trục hạm Nga đều được đánh giá khá cao với các tính năng hoàn toàn còn chưa được định hình. Việc so sánh thiết kế tối ưu và sức mạnh thực sự của chúng chỉ có thể thực hiện được sau khi những con tàu này đã hoàn chỉnh thiết kế và trang bị vũ khí.

Tuy nhiên, kể cả hiện nay Leader đã hoàn thiện, chúng mới chỉ so được với những khu trục hạm và tuần dương hạm mạnh nhất hiện đang phục vụ trong hải quân Hoa Kỳ, nhưng vẫn không thể được đặt ngang tầm khu trục hạm thế hệ mới nhất của Mỹ.

Như vậy, rõ ràng là Hoa Kỳ đã vượt so với Nga về mọi mặt trong lĩnh vực đóng tàu nổi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại