Vì sao chiến hạm tương lai của Mỹ hiện đại nhưng không đáng sợ?

Hòa Trần |

DDG-1000 Zumwalt được coi là khu trục hạm mạnh nhất thế giới với khả năng tàng hình cao và mang trong mình các hệ thống vũ khí tối tân nhất.

Những năm gần đây, với sự nổi lên của hải quân các nước và sự phát triển lực lượng phòng thủ bờ biển, liệu chiến hạm tàng hình DDG-1000 có còn giống như tưởng tượng ban đầu?

Đó là “âm thầm tiếp cận gần lãnh hải đối phương, sử dụng tên lửa Tomahawk hoặc trực tiếp dùng pháo tấn công mục tiêu trên đất liền, hỗ trợ lực lượng đổ bộ tác chiến”.

Điều này không ngừng gây ra những hoài nghi cho các chuyên gia quân sự, dưới đây là một số tồn tại được họ chỉ ra.


Khu trục hạm USS Zumwalt

Khu trục hạm USS Zumwalt

Tính ổn định kém

DDG-1000 có phần mũi được vuốt nhọn hoàn toàn để đáp ứng yêu cầu tàng hình, nhưng các chuyên gia cho rằng, từ tính ổn định cho thấy thiết kế này hoàn toàn không hợp lý, vì nó trái với điều kiện khả thi bắt buộc (Airworthiness) của tàu nổi bình thường.

Năm 2013 xảy ra cuộc tranh luận lớn về vấn đề tính ổn định liên quan đến thiết kế mạn tàu góc nhọn trong điền kiện thời tiết khắc nghiệt.

Những người phản đối cho rằng, khi biển động, sóng xuất hiện từ phía sau có thể khiến đuôi tàu bị hất tung lên trên không, dễ gây mất ổn định ngang dẫn đến lật tàu.

Về vấn đề này có chuyên gia kiến nghị, trên boong nên thiết lập tháp radar cao hơn 100 m với diện tích lớn để duy trì cân bằng cho con tàu.

Khả năng chống tên lửa kém

Tuy DDG-1000 được trang bị radar nâng cấp, nhưng chỉ giới hạn trong hệ thống phòng không tầm trung và gần để dẫn đường tên lửa đối không Sea Sparrow.

Kết quả là chiến hạm này không có khả năng phòng không tầm xa, cũng không có bất kỳ hệ thống phòng thủ tầm gần nào, hoàn toàn trông chờ vào Sea Sparrow, tạo ra lỗ hổng rất lớn, rất dễ dẫn tới một thảm họa.

Điều khó hiểu là radar hiện đại nhất của tàu chiến này lại không có khả năng chống tên lửa, khiến các quan chức hải quân cảm thấy rất không hài lòng.

Họ đã phải thốt lên rằng, ngay cả tàu khu trục Arleigh Burke cũng có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo, thế mà chiến hạm DDG-1000 có giá chế tạo cao ngất lại chỉ biết đứng nhìn.


Mặt cắt khu trục hạm DDG-1000

Mặt cắt khu trục hạm DDG-1000

Không tránh được radar vượt đường chân trời (OTH)

Hiện nay trên thế giới không vũ khí nào có hiệu quả tàng hình tuyệt đối, chỉ là diện tích phản xạ radar (RCS) khác nhau mà thôi. Trình độ tàng hình của DDG-1000 rốt cuộc cao bao nhiêu?

Quan chức quân sự Mỹ mới đưa ra vài số liệu không rõ ràng như RCS vào khoảng 2% diện tích thân tàu, tương đương với 1/64 của khu trục hạm, gần bằng kích thước một tàu đánh cá.

So với diện tích phản xạ radar 10.000 m2 của lớp Arleigh Burke mà Hải quân Mỹ từng cho là có hiệu quả tàng hình tương đối kém, có người ước tính RCS của DDG-1000 khoảng 200 m2.

Giả sử đối phương là chiến đấu cơ Su-35 đời mới, căn cứ vào tài liệu công khai cho thấy, radar của nó phát hiện được mục tiêu có diện tích phản xạ radar 50.000 m2 từ cự ly 400 km (tức là không tàu chiến lớn nào có thể thoát được).

Dựa vào công thức tính khoảng cách radar cổ điển, có thể biết được nếu sử dụng radar Irbis để tìm kiếm Arleigh Burke, thì khoảng cách phát hiện tương ứng sẽ giảm xuống 100 - 150 km.

Trong khi đó, đối với tàu có diện tích phản xạ chỉ 200 m2 như DDG-1000 thì tầm nhận biết giảm xuống 50 - 100 km, ở khoảng cách này đã tạo thành mối đe dọa đối với Zumwalt.

Ngoài ra mức độ tàng hình này cũng rất khó thoát khỏi sự giám sát của radar sóng cực ngắn công suất cao bố trí dọc bờ biển (có thể giám sát mục tiêu tàng hình trong phạm vi 200 km và RCS 1 m2 trở xuống).

Hiệu quả tàng hình và băng sóng radar có mối quan hệ chặt chẽ, có thể nó biến mất trên màn hiển thị của radar sóng cực ngắn, nhưng trước radar tần số thấp lại bị lộ mặt.

Vì vậy có chuyên gia cho rằng, chiến hạm DDG-1000 liệu có tránh được sự giám sát của radar OTH tần số thấp bờ biển và máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên không, đó vẫn là một dấu hỏi.

Còn có người nhận định, pháo 155 mm trang bị trên tàu không thích hợp để tấn công chiến hạm đối phương. Hệ thống phóng thẳng đứng bố trí xung quanh thân tuy nâng cao độ an toàn, nhưng lại giảm số lượng ống phóng, thực tế là giảm hỏa lực của tàu.

Như vậy có thể thấy khu trục hạm tàng hình DDG-1000 thực chất là một sản phẩm thử nghiệm, tuy hội tụ tất cả công nghệ hàng đầu của Mỹ, được thiết kế cho tính đa nhiệm của tàu tấn công bờ biển và phòng thủ tên lửa, nhưng sự xuất hiện của nó gặp phải nhiều chỉ trích.

Tóm lại việc xác định rõ sức mạnh của DDG-1000 là rất mơ hồ. Tuy nhiên gần đây các phương tiện truyền thông tung tin nó sẽ đến đóng tại Nhật Bản để đối phó Trung Quốc. Khi đó chúng ta sẽ có điều kiện đánh giá một cách cụ thể và chính xác hơn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại