Chiêm ngưỡng đội tàu hùng hậu của cảnh sát biển Hàn Quốc

Ngày 19/5, Tổng thống Park Geun-hye đã tuyên bố giải tán lực lượng cảnh sát biển Hàn Quốc. Với giới chuyên gia, đây là một quyết định sai lầm trầm trọng.

Lực lượng cảnh sát biển Hàn Quốc (tên quốc tế là Korean Coast Guard - tuần duyên Hàn Quốc để phù hợp với thông lệ chung) là lực lượng thực thi pháp luật trên biển của chính phủ Hàn Quốc, đảm trách 6 nhiệm vụ quan trọng: tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường biển, ngăn chặn tội phạm quốc tế trên biển, bảo đảm an toàn giao thông hàng hải và phản ứng nhanh trước các sự cố môi trường biển.

Một tháng sau vụ tai nạn phà Sewol thảm khốc ngày 16-4-2014, để xoa dịu sự tức giận của dư luận vì sự tắc trách của cảnh sát biển Hàn Quốc, ngày 19-5-2014, nữ tổng thống Park Geun-hye đã tuyên bố giải tán lực lượng cảnh sát biển Hàn Quốc.

Nhiệm vụ của cảnh sát biển Hàn Quốc sẽ được chuyển giao cho các đơn vị khác. Bà Park cho rằng: “Lực lượng cảnh sát biển ngày càng phát triển về quy mô nhưng lại không có đủ nhân sự và ngân sách cho an toàn hàng hải và đào tạo cứu hộ thì quá thiếu”.

Tuy nhiên, việc giải tán lực lượng cảnh sát biển được xem là một bước lùi, mang tính chất xoa dịu dư luận hơn là khắc phục những hạn chế đã bộc lộ trong vụ tai nạn chìm phà Sewol. Việc phân tán nhiệm vụ của cảnh sát biển sẽ làm suy yếu sức mạnh, chồng chéo trong quản lí và phân cấp nhiệm vụ của lực lượng này.

Tính đến năm 2011, cảnh sát biển Hàn Quốc có quân số trên 1 vạn người, cùng với gần 300 tàu tuần tra các loại, và nhiều máy bay. Đi kèm với việc phân chia nhiệm vụ là phân chia lực lượng. Đội tàu cảnh sát biển khá lớn của Hàn Quốc sẽ bị chia năm xẻ bảy:

Các cảnh sát biển Hàn Quốc trên tàu tuần tra lớp Taegeuk số hiệu 510

Các cảnh sát biển Hàn Quốc trên tàu tuần tra lớp Taegeuk số hiệu 510

Lực lượng tàu tuần tra hạng nặng (trên 1.000 tấn) của cảnh sát biển Hàn Quốc có 33 chiếc, bao gồm bốn lớp tàu. Lớn nhất trong số đó là chiếc tàu cảnh sát biển Sambong mang số hiệu 5011 do Công ty công nghiệp nặng Huyndai đóng, có lượng choán nước tối đa 6.350 tấn, được trang bị hiện đại, có pháo 40mm hai nòng và các pháo 20mm Sea Vulcan. Tàu Sambong chịu trách nhiệm tuần tra bảo vệ nhóm đảo Dokdo mà Hàn Quốc có tranh chấp về chủ quyền với Nhật Bản.

Ngoài chiếc tàu lớp Sambong duy nhất, cảnh sát biển Hàn Quốc còn có 11 tàu tuần tra lớp Taepyungyang, có lượng giãn nước tối đa từ 3.900-4.450 tấn, trang bị các pháo 40mm hai nòng và pháo 20mm. Các tàu Taepyungyang được mang số hiệu từ 3001 đến 3012. Nhỏ hơn là 12 tàu tuần tra lớp Jemin, có lượng giãn nước tối đa từ 2.200-2.700 tấn, mang số hiệu từ 1501 đến 1513. Cuối cùng là 9 tàu tuần tra lớp sông Hàn, lượng giãn nước tối đa từ 1.000-1.860 tấn, mang số hiệu từ 1001 đến 1010. Trong đó, tàu tuần tra số 1003 đã được viện trợ cho cảnh sát biển Việt Nam, và được mang số hiệu mới: CSB 8003.

Nhìn chung, Hàn Quốc không nhập khẩu tàu cảnh sát biển từ nước ngoài, mà tự đóng tàu để tiết kiệm chi phí và tạo việc làm cho các nhà máy đóng tàu hùng mạnh trong nước. Công ty công nghiệp nặng Huyndai là nhà thầu chính đóng các tàu tuần tra xa bờ cho cảnh sát biển Hàn Quốc, bên cạnh đó còn có công ty công nghiệp nặng Hanjin (đã đóng tàu tuần tra sông Hàn số 1003 được viện trợ cho Việt Nam), công ty đóng tàu và dầu khí STX, công ty đóng tàu và cơ khí hàng hải Daewoo … Pháo 40mm hai nòng và pháo 20mm là hỏa lực chính trên các tàu cảnh sát biển Hàn Quốc.

Tàu tuần tra lớp sông Hàn số hiệu 1010, gia nhập biên chế năm 2012.

Tàu tuần tra lớp sông Hàn số hiệu 1010, gia nhập biên chế năm 2012.

Bên cạnh các tàu tuần tra xa bờ (mang số hiệu gồm 4 chữ số), Hàn Quốc còn có nhiều loại tàu tuần tra cỡ trung và cỡ nhỏ, mang số hiệu gồm 3 chữ số và 2 chữ số. Cảnh sát biển Hàn Quốc có 15 tàu tuần tra 500 tấn lớp Taegeuk, 24 tàu tuần tra lớp Haeuri (bao gồm Haeuri kiểu A - 300 tấn và Haeuri kiểu B - 250 tấn), 28 tàu tuần tra 100 tấn lớp Haenuri và hơn 100 tàu tuần tra lớp P (lượng giãn nước từ vài chục đến dưới 100 tấn). Hai tàu tuần tra lớp Haeuri đã được viện trợ cho cảnh sát biển Việt Nam và mang số hiệu mới: CSB 2015 và CSB 2016.

Bên cạnh đó, cảnh sát biển Hàn Quốc cũng có nhiều xuồng tuần tra gần bờ, một tàu chữa cháy 200 tấn và nhiều tàu ứng phó sự cố khác …

Bên cạnh các tàu tuần tra, cảnh sát biển Hàn Quốc cũng sở hữu nhiều máy bay tuần tra biển và cứu hộ. Các loại máy bay cánh bằng gồm có: CL-604 (1 chiếc), CASA C-212 (1 chiếc), CN-235 (4 chiếc). Các loại máy bay trực thăng cũng rất đa dạng: Bell 412SP (1 chiếc), AW 139 (2 chiếc), Ka-32C (8 chiếc), AS565 (6 chiếc), S-92 (1 chiếc) …

Phù hiệu cảnh sát biển Hàn Quốc (Korean Coast Guard)

Phù hiệu cảnh sát biển Hàn Quốc (Korean Coast Guard)

Tàu tuần tra lớp Sambong số hiệu 5001 - con tàu lớn nhất của Cảnh sát biển Hàn Quốc

Tàu tuần tra lớp Sambong số hiệu 5001 - con tàu lớn nhất của Cảnh sát biển Hàn Quốc

Tàu tuần tra lớp Taepyungyang số hiệu 3006, được đóng bởi công ty công nghiệp nặng Hanjin và gia nhập biên chế năm 2005

Tàu tuần tra lớp Taepyungyang số hiệu 3006, được đóng bởi công ty công nghiệp nặng Hanjin và gia nhập biên chế năm 2005

Tàu tuần tra lớp Jemin số hiệu 1503, được đóng bởi công ty công nghiệp nặng Hanjin và gia nhập biên chế năm 2000

Tàu tuần tra lớp Jemin số hiệu 1503, được đóng bởi công ty công nghiệp nặng Hanjin và gia nhập biên chế năm 2000

Tàu tuần tra lớp sông Hàn số hiệu 1003, được đóng bởi công ty công nghiệp nặng Hanjin. Gia nhập biên chế vào năm 1983, tàu được viện trợ cho Cảnh sát biển Việt Nam và mang tên mới: CSB 8003

Tàu tuần tra lớp sông Hàn số hiệu 1003, được đóng bởi công ty công nghiệp nặng Hanjin. Gia nhập biên chế vào năm 1983, tàu được viện trợ cho Cảnh sát biển Việt Nam và mang tên mới: CSB 8003

Tàu tuần tra lớp sông Hàn số hiệu 1001, gia nhập biên chế năm 2012

Tàu tuần tra lớp sông Hàn số hiệu 1001, gia nhập biên chế năm 2012

Tàu tuần tra lớp sông Hàn số hiệu 1002, gia nhập biên chế năm 2012

Tàu tuần tra lớp sông Hàn số hiệu 1002, gia nhập biên chế năm 2012

Tàu tuần tra lớp sông Hàn số hiệu 1005, gia nhập biên chế năm 1985

Tàu tuần tra lớp sông Hàn số hiệu 1005, gia nhập biên chế năm 1985

Tàu tuần tra lớp sông Hàn số hiệu 1005, gia nhập biên chế năm 1985

Tàu tuần tra lớp sông Hàn số hiệu 1005, gia nhập biên chế năm 1985

Tàu tuần tra lớp Taepyungyang số hiệu 3012, gia nhập biên chế năm 2012

Tàu tuần tra lớp Taepyungyang số hiệu 3012, gia nhập biên chế năm 2012

Tàu tuần tra lớp Taepyungyang số hiệu 3001, gia nhập biên chế năm 1994

Tàu tuần tra lớp Taepyungyang số hiệu 3001, gia nhập biên chế năm 1994

Tàu tuần tra lớp Jemin số hiệu 1513, gia nhập biên chế năm 2012

Tàu tuần tra lớp Jemin số hiệu 1513, gia nhập biên chế năm 2012

Một mẫu xuồng tuần tra của cảnh sát biển Hàn Quốc

Một mẫu xuồng tuần tra của cảnh sát biển Hàn Quốc

Hạ thủy tàu tuần tra lớp Jemin số hiệu 1510, gia nhập biên chế năm 2007

Hạ thủy tàu tuần tra lớp Jemin số hiệu 1510, gia nhập biên chế năm 2007

Trực thăng AW139 của cảnh sát biển Hàn Quốc

Trực thăng AW139 của cảnh sát biển Hàn Quốc

Trực thăng AS565 của cảnh sát biển Hàn Quốc

Trực thăng AS565 của cảnh sát biển Hàn Quốc

Trực thăng Ka-32 của cảnh sát biển Hàn Quốc

Trực thăng Ka-32 của cảnh sát biển Hàn Quốc

Đổ bộ lực lượng từ trực thăng

Đổ bộ lực lượng từ trực thăng

Biên đội tàu cảnh sát biển tuần tra cùng trực thăng

Biên đội tàu cảnh sát biển tuần tra cùng trực thăng

Trong thảm họa chìm phà Sewol, cảnh sát biển Hàn Quốc đã gây phẫn nộ vì những chậm trễ trong cứu hộ

Trong thảm họa chìm phà Sewol, cảnh sát biển Hàn Quốc đã gây phẫn nộ vì những chậm trễ trong cứu hộ

Tàu tuần tra 1503 lớp Jemin của Cảnh sát biển Hàn Quốc

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại