Cha đẻ tên lửa Nga: Không có biệt thự, không cả xe hơi riêng!

Đại tá Trần Danh Bảng |

Mãi sau này người ta mới biết Sergey Nepobedimy là nhà thiết kế tên lửa “cự phách” của Liên Xô. Ông “nghĩ ra” khoảng 28 loại vũ khí uy lực, nhưng bất ngờ là ông sống rất giản dị.

OKA-OTP-23 dòng tên lửa chiến thuật cự phách.

Nepobedimy sinh ngày 13 tháng 9 năm 1921, về hưu vào lúc mà sự nghiệp của ông đang đỉnh cao. Đó là lúc ra đời của dòng tên lửa cự phách OKA- GRAU 9K714.

Đây là hệ thống tên lửa chiến thuật, động cơ một giai đoạn, triển khai gần cuối của chiến tranh Lạnh, thay thế dòng tên lửa chiến thuật lỗi thời SS-1C Scud B'. NATO gọi là SS-23 Spider. Độ chính xác 30-150 m CEP (độ chính xác rất cao).

OKA- OTP-23 có tốc độ gấp 4 lần tốc độ âm thanh, chiều cao quỹ đạo bay của nó đạt tới 120 km. Nó có bộ phận hạt nhân chiến đấu đặc biệt - “vô hình”, mà không một thiết bị rađa nào có thể phát hiện được.

Sự ra đời của Oka tăng cường đáng kể khả năng hạt nhân của Liên Xô. Oka không chỉ để tấn công mục tiêu cứng như sân bay, hệ thống cung cấp hạt nhân, và các trung tâm chỉ huy, mà còn là các mục tiêu di động.

Nó cũng có một thời gian phản ứng nhanh, có thể bắn trong khoảng 5 phút, và đã gần như không thể bị đánh chặn.

Tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân 50-100 Kt, nổ mạnh phân mảnh, mang nhiều đạn con, hoặc hóa chất; tầm bắn 500 km. Đầu dẫn theo nguyên lý quán tính với thiết bị đầu cuối, radar địa hình chủ động DSMAC.


Tên lửa chiến thuật OKA- GRAU 9K714 do ông thiết kế (NATO gọi là SS-23 Spider).

Tên lửa chiến thuật OKA- GRAU 9K714 do ông thiết kế (NATO gọi là SS-23 Spider).

“Cuộc đời” của Oka gây tranh cãi. Quân đội Liên Xô khẳng định rằng Oka chỉ có tầm bắn tối đa 250 dặm (400 km). Các chuyên gia Mỹ trái lại ước tính nó có một phạm vi lớn hơn.

Năm 1987, Mikhail Gorbachev đề nghị với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ George Schultz rằng ông sẽ đơn phương loại bỏ tất cả OKA, nếu nó có thể ngăn Hoa Kỳ xây dựng lực lượng hạt nhân tầm ngắn của riêng mình tại châu Â.

Tuy nhiên Schultz thiếu quyền quyết định về đề nghị này.

Lần đầu tiên, tất cả các bộ phận của nó như hệ thống máy tính, hệ thống nhiên liệu, hệ thống do thám, liên lạc, hệ thống chống tín hiệu điện tử, đều ngăn cách biệt lập với khẩu đội còn bản thân tên lửa chỉ chứa trong xe ôtô 4 cầu chủ động giống như xe bọc thép.

Loại ôtô này có thể bơi được, đi qua được tất cả các chướng ngại vật, vượt qua cả những chiến hào và có thể đưa lên máy bay, tàu thuyền, chở đến bất cứ nơi đâu.

Theo yêu cầu của phía Mỹ, Tổng bí thư Mikhail Gorbachev khi đó đã đồng ý theo phụ lục (kèm theo của Hiệp ước Cắt giảm tên lửa tầm trung và tầm ngắn) hủy tổ hợp tên lửa chiến thuật độc nhất vô nhị này.

Có câu chuyện, để giữ uy tín cho lãnh đạo, những người thân cận của Gorbachev lệnh cho Nepobedimy ra bãi phóng tên lửa Kapustin Yar và tiến hành phóng “Oka” với tầm xa là 500 km như trong Hiệp ước đã ghi.

Và phải cố tình tiến hành vào lúc mà máy bay do thám của Mỹ đang bay qua tại khu vực này, để họ thấy!.

Tên lửa được đưa tới bãi phóng Kapustin Yar (thuộc vùng cận sa mạc thuộc tỉnh Axtrakhan). Dọc theo bãi phóng có cả đội quân đứng xếp hàng.

Nepobedimy đã từ chối làm điều đó và tuyên bố rằng: Quy luật đạn đạo không cho phép “Oka” bay xa thế.

- Quy luật đạn đạo thì liên quan gì ở đây, đây là mệnh lệnh. Đã là mệnh lệnh phải được thi hành!

Nepobedimy thẳng thừng  - Thế thì không có tôi!

Nhưng ngay cả Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, lãnh đạo Bộ Tổng tham mưu cũng không ai dám ra lệnh phóng tên lửa “Oka” nếu không có chữ ký của Tổng công trình sư thiết kế hệ thống.

Thế là, buổi trình diễn phóng tên lửa “xa hơn khả năng” theo kế hoạch đã không thể diễn ra. Thật đáng tiếc, khi  106 bộ “Oka” và 306 tên lửa “OTP-23” cuối cùng vẫn bị tiêu hủy. Cả dây chuyền sản xuất ra nó cũng bị tháo bỏ.

Hệ thống vũ khí này còn gây tranh cãi ngoại giao tháng 4 năm 1990, khi Liên Xô thông báo với Mỹ chuyển giao ít nhất 120 tên lửa cho Tiệp Khắc, Bulgaria, và Đông Đức ( khối Warsaw) trong thời điểm đàm phán Hiệp ước tên lửa hạt nhân tầm trung.

Bằng chứng cho thấy tên lửa đã được chuyển giao chỉ có đầu đạn thông thường, thiết bị nạp đầu đạn hạt nhân của Liên Xô đã được giữ lại.


Sergey Nepobedimy là nhà thiết kế tên lửa “cự phách” của Liên Xô.

Sergey Nepobedimy là nhà thiết kế tên lửa “cự phách” của Liên Xô.

Tất cả những điều này Nepobedimy đều không biết. Ông bị nhập viện vì thần kinh tổn thương nặng nề. Cả tháng ông không đi lại được.

May thay, 7 năm sau, các đồng nghiệp và học trò của Nepobedimy đã hồi sinh được OTP-23 và đặt tên cho nó là “Iskander”.

Bây giờ nỗi kinh hoàng của “Iskander” với đối phương còn kinh khủng hơn, điều mà các học trò của ông đã không phụ người dẫn đầu của mình.

Những tên lửa phổ biến khắp châu lục

Những ý tưởng ban đầu cho các loại tên lửa chiến thuật, hướng tới người lính sử dụng hiệu quả ở tuyến đầu được Sergei Nepobedimy tạo ra từ lúc còn trẻ.

Trong các thử nghiệm, Nepobedimy thường tiếp cận với người lính. Có người lính kể: Ông luôn cẩn trọng và tính toán sao cho chế tạo vũ khí ít tốn kém nhất. Dường như  “Anh luôn lo lắng, sợ làm điều gì đó sai và gây thiệt hại cho nhà nước Xã hội chủ nghĩa”.

Nỗi băn khoăn, sợ gây chi phí lớn, đắt tiền không có nghĩa là chấp nhận vũ khí chất lượng thấp, theo quan niệm “của rẻ là của ôi”. Những tên lửa của Sergei Nepobedimy và đồng sự tạo ra rất hiệu quả trong tác chiến.

Nhiều chuyên gia quốc tế thừa nhận, công nghệ vũ khí của Liên Xô cơ bản là đơn giản nhưng rất hiệu quả. Đơn cử như tên lửa phản lực chống tăng (vác vai có điều khiển) đặc biệt chống tăng, phá công sự có tên 9M14 Malyutka huyền thoại.


Một phiên bản của tên lửa Malyutka (AT-3 Sagger).

Một phiên bản của tên lửa Malyutka (AT-3 Sagger).

Việt Nam gọi là B-72, NATO gọi là AT-3 Sagger, tham gia chiến đấu ở Nam Việt Nam năm 1972. Nó sử dụng các mạch điện tử và nhựa trong đầu đạn. Ngoài ra, thân của 9M14 cũng được làm bằng nhựa, điều mà vào những năm 1960 là một bước tiến.

Tuy ngắn, nhỏ nhưng sức công phá của Malyutka rất đáng nể. Cỡ đạn tên lửa 9M14 là 125mm, khả năng xuyên giáp 720mm, tầm bắn 3.000m.

Liên Xô đã sản xuất đến 40.000 quả tên lửa Malyutka trong một năm. Không ngạc nhiên, hiện vẫn còn 200.000 tên lửa này trong dự trữ vũ khí “nhóm A” của quân đội hàng chục nước trên thế giới.

Malyutka được điều khiển bằng dây dẫn, gắn trên xe chiến đấu hoặc binh sĩ mang vác theo.

Chuyện về 9M14 cũng ly kỳ không kém khi quan hệ của Moscow với Trung Quốc trở nên căng thẳng. Điều đó ảnh hưởng đến nhập khẩu lụa từ Trung Quốc, cho việc se sợi, tăng độ bền dây dẫn tên lửa. Việc sản xuất bị dừng lại.

Trong một thời gian dài, Nepobedimy vật lộn để tìm một sự thay thế cho lụa, làm dây dẫn mềm, thứ đang thiếu, nguy cơ phải dừng dây chuyền!

Cho đến một ngày tại một cuộc họp tại nơi làm việc, ông phát hiện ra một chiếc áo polyester đồng nghiệp của mình đang mặc, do phòng thí nghiệm cao phân tử  nước ngoài chế tạo. Nhưng Luật KOKOM cấm buôn bán với Liên Xô thứ hàng này.

Nhờ có sự giúp đỡ của Dmitry Ustinov - vị Bộ trưởng Quốc phòng đầy quyền lực khi đó, Nepobedimy đã mua được cả một tổ hợp của nhà máy sản xuất sợi lapxan qua nước thứ ba.

Người ta đã chở nó về trung tâm nước Nga trong một thời gian ngắn kỷ lục. Thế là việc sản xuất 9M14 Malyutka lại tiếp nối. Điều bất ngờ là vào những năm 1960, giá sản xuất 1 tên lửa 9M14 Malyutka còn rẻ hơn giá một chiếc TV đen trắng 500 rúp.

Vào tháng 10-1973, Quân đội Ai Cập được Liên Xô giúp đỡ đã sử dụng loại tên lửa này tiêu diệt hàng trăm xe tăng bọc thép của đối phương.

Trong lần đầu tiên xuất hiện trên chiến trường tại Việt Nam, B-72 đã tiêu diệt loại xe tăng hiện đại nhất của Mỹ khi đó là M-48A3. Trận Đắc Tô - Tân Cảnh 1972, tên lửa B-72 đã diệt hầu hết xe tăng của Mỹ - Ngụy đưa ra tham chiến.

Ông cũng thiết kế hệ thống phòng thủ chủ động KAZ Arena cho xe tăng, máy bay trực thăng và các hầm chứa tên lửa đạn đạo.

Những tên lửa chiến thuật đáng gờm của Liên Xô từng khiến đối phương sợ hãi như:

Hệ thống chống tăng Shmel (1960), Malyutka (1963) và sau đó, bán tự động Malyutka-P (1969); tên lửa phòng không vác vai Strela-2 (1968), Strela-2M (1970), Strela-3 (1974), Igla-1 (1981), Igla (1983).

Siêu tên lửa chống tăng dẫn đường hệ thống Sturm - Sturm-B cho máy bay trực thăng (1976) và Sturm-C đặt trên xe (1978); tên lửa Sturm Ataka… cũng do ông thiết kế.


Tổ hợp tên lửa chiến thuật Iskander hiện đại nhất của Nga hiện nay là hậu duệ của dòng tên lửa dòng tên lửa cự phách OKA- GRAU 9K714.

Tổ hợp tên lửa chiến thuật Iskander hiện đại nhất của Nga hiện nay là hậu duệ của dòng tên lửa dòng tên lửa cự phách OKA- GRAU 9K714.

Cuộc đời đạm bạc

Có một Tiến sĩ là Peter Almkvist ở Arlington (Mỹ), người chưa gặp, chưa quen Nepobedimy viết  thư gửi cho ông nói rằng, sẽ tới Moskva trong cuộc gặp mặt các nhà khoa học Nga và Mỹ.

Ông hằng mong được gặp mặt Sergey Nepobedimy - một trong những nhà thiết kế lớn trong lĩnh vực kỹ thuật tên lửa của Liên Xô. Bức thư có đoạn:

"Tôi là tác giả cuốn sách mới “Lò rèn đỏ: công nghiệp phòng không Liên Xô sau năm 1965”, và hàng loạt quyển sách khác nữa.

Mấy năm nay, tôi đã theo dõi các công trình của ngài và tôi đánh giá cao sự đóng góp của ngài vào công nghiệp quốc phòng của Liên Xô như bước đột phá vào tương lai.

Đối với tôi, việc nắm bắt và hiểu những công trình của ngài đúng với thực tế là rất quan trọng. Cho nên tôi rất muốn được nghe nhận xét và đóng góp của ngài.

Tôi hiểu, đề nghị của tôi là vô căn cứ, nhưng tôi hy vọng ngài sẽ giúp tôi hiểu rõ về các công trình và sự nghiệp của ngài”.

Đối với người dân Liên Xô thời đó rất ít người biết đến ông. Đơn giản bởi một lẽ, phải giữ bí mật tuyệt đối.

Có giai thoại, một nhân viên bảo vệ không cho ông vào thăm người vợ đang ốm nằm trong bệnh viện Trung ương, khi đó Tổng thống cũng đang điều trị ở đây.

Anh ta chỉ tay vào thông báo và nói như nói với người không hiểu biết nhất: Chúng tôi đang cách ly. Khi nào Tổng thống khỏi bệnh thì hãy đến nhé. Lúc đó đến thăm vợ, mẹ vợ hay tình nhân cũng được.

Nếu như nhân viên bảo vệ đó biết rằng, người đàn ông mặc bộ đồ đã lỗi mốt đang đứng trước mặt anh là người mà gần 40 năm trời, các gián điệp trên thế giới đã săn tìm thì chắc rằng anh ta sẽ đối xử lịch sự hơn.

Về hưu, ông không nghỉ, các bài báo viết về ông, thuật lại chuyện ông kể:

“Năm 1941, khi còn là sinh viên Trường Bauman tôi đã đi đào hầm ở gần Elnha, đã trải qua sự kinh hãi các cuộc bắn phá của máy bay Đức. Cho đến nay tôi làm việc để góp phần ngăn chặn điều đó không xảy ra một lần nữa. Vả lại tôi không thích nghỉ ngơi”.

Lương hưu của ông rất khiêm tốn, còn sự ưu đãi đối với Viện sĩ, đối với Anh hùng Lao động thì gần đây mới có. Tiền thuê nhà lại cao.

Cách đây không lâu, phòng thiết kế của ông đã ký với Malaysia hợp đồng cung cấp cho họ “Igla”. Giá trị của hợp đồng là 6 triệu USD. Nhưng ông với tư cách là tác giả của “sản phẩm” thì chỉ nhận được số tiền rất ít ỏi.

Ông không có xe hơi riêng, không có biệt thự... Còn ngôi nhà hai tầng bằng đá có vườn bên cạnh, nơi ông đã sống 30 năm gần đây, ông đã đem tặng cho phòng thiết kế thân yêu của mình.

Trong một lần gặp, có người có hỏi ông tại sao một người lớn lên ở vùng đất Ryazan lại có họ lạ lùng này. Ông trả lời: Ông tôi và bố tôi đều là những người lính chiến. Biệt danh của họ đã trở thành họ của tôi (Nepobedimy có nghĩa là người không chiến bại).

Tác giả của hơn 350 công trình khoa học, sáng chế và khám phá qua đời ở tuổi 92 vào năm 2014.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại