Trận không chiến này bao gồm sáu chiếc MiG-31BM và sáu máy bay MiG-29.
Đây là bài tập nhằm kiểm tra khả năng lái và định vị của phi công.
Theo tình huống, MiG-29 đóng vai máy bay của quân địch thực hiện kế hoạch không kích vào một căn cứ của Nga.
Tất cả chiến đấu cơ sử dụng sân bay Privolzhsky ở vùng Astrakhan, miền nam Nga đồng loạt cất cánh và thực hiện các bài không chiến giả định trên độ cao 7.000 đến 8.000m trên bãi tập Ashuluk.
Cuộc tập trận này huy động 400 binh sĩ và 160 thiết bị quân sự khác nhau bao gồm 7 máy bay MiG-31, 8 hệ thống tên lửa phòng không S-300PS và các tổ hợp tác chiến điện tử Moscow mới.
MiG-29 là dòng máy bay tiêm kích hạng nhẹ thế hệ thứ 4, có khả năng đạt tốc độ tối đa lên tới 2.200km/h, tầm hoạt động 1.500km.
Trong khi đó, MiG-31BM có thể hoạt động hoàn toàn độc lập mà không cần sự hỗ trợ của các hệ thống kiểm soát không gian trên mặt đất.
MiG-31BM được trang bị radar mảng pha Zaslon M mạnh hơn radar đời đầu lắp trên MiG-31. Zaslon M có tầm hoạt động 300 - 400km, theo dõi 24 mục tiêu và tiêu diệt 6 trong số đó cùng lúc.
MiG-29 là dòng máy bay tiêm kích hạng nhẹ thế hệ thứ 4, có khả năng đạt tốc độ tối đa lên tới 2.200km/h, tầm hoạt động 1.500km.
Trang bị hỏa lực chính của máy bay này là một pháo bắn nhanh 30mm và 7 móc treo vũ khí cho phép lắp bom, tên lửa và thùng dầu phụ.
Những chiếc MiG–29 từng được Nga rao bán với giá 40 triệu USD trong những thập kỷ trước. Tuy nhiên, gần đây, MiG-29 bị “chê bai” do một trong những lý do chính là chi phí bảo dưỡng MiG-29 đắt đỏ.
Năm 2008, chính nước Nga đã phải tạm cho dừng bay MiG-29. Một số hạn chế khác của MiG-29 là: số giờ bay tới hạn thấp (khoảng 2500 giờ), động cơ sinh ra nhiều khói, không sử dụng được một số loại vũ khí hàng không công nghệ mới…