'Bộ não' siêu việt của 'Hổ mang chúa' Su-30MK2V

Lieut. Sergeyvich - Северного флота России |

(Soha.vn) - Hệ thống điều khiển hỏa lực và hệ thống quang điện tử đóng vai trò quan trọng trên Su-30MK2V, đặc biệt, nếu thiếu hệ thống quang điện tử, Su-30MK2V không còn khả năng tác chiến.

Không những phát triển từ dòng Su-27SK trứ danh của Liên bang Nga mà còn được sở hữu những công nghệ tối tân hiện đại hơn Su-30MKK của Không quân Trung Quốc, Su-30MK2V là một thế lực mới, hùng mạnh ở biển Đông.

“Mãnh hổ” Su-30MK2V của Không quân Nhân dân Vietnam
"Kẻ hủy diệt trên không" Kh-31, với tốc độ tối đa đạt Mach 3.5, có thể xuyên thủng hệ thống Aegis của Mỹ.

Với những thiết bị và phụ tùng mới nhất được Sukhoi nâng cấp phát triển như hệ thống radar, động cơ, vũ khí…, Su-30MK2V sẽ là một thế lực mới giúp Không quân Nhân dân Việt Nam bảo vệ tốt hơn chủ quyền của mình trước người hàng xóm “xấu tính” Trung Quốc.

Su-30MK2V được trang bị một hệ thống điều khiển hỏa lực tích hợp trực tiếp với radar thông qua các module, thiết bị quang điện, thiết bị ngắm mục tiêu trên mũ phi công (HMS) và thiết bị tác chiến điện tử. Tất cả đều sử dụng chung các module với nhau và có thể làm việc 1 cách độc lập khi một trong các module gặp sự cố trên không.

Trên Su-30MK2V có 2 hệ thống phụ kiểm soát hỏa lực là hệ thống kiểm soát không đối không SUV-VEP và hệ thống kiểm soát không đối đất SUV-P riêng biệt, nhằm cho từng loại vũ khí trang bị trên nó. Hai hệ thống này làm việc độc lập, được kiểm soát bằng hệ thống kiểm soát hỏa lực chính trên MK2V. Tất cả đều được kết nối với radar cảnh báo sớm và liên kết trực tiếp với HMS. Do đó, phi công có thể kiểm soát hệ thống kiểm soát hỏa lực một cách dễ dàng và trực quan.

“Mãnh hổ” Su-30MK2V của Không quân Nhân dân Vietnam
Kh-51 sát thủ mặt đất của Su-30MK2V

SUV-VEP là một hệ thống phụ kiểm soát hỏa lực không đối không được Sukhoi phát triển cho dòng Su-30MK2 và có một số cải tiến nâng cấp cho MK2V cung cấp cho Không quân Nhân dân Việt Nam. Trong khi phiên bản dành cho MKK của Trung Quốc chỉ điều khiển được 6 tên lửa gắn trên cánh của máy bay thì MK2V của Việt Nam có thể điều khiển 10 tên lửa ở cánh và cả tên lửa nằm dưới bụng máy bay nhằm tấn công cả hàng không mẫu hạm.

Tuy SUV-VEP là hệ thống kiểm soát hỏa lực không đối không nhưng 2 loại tên lửa chống hạm là Kh-31A (được NATO định danh là AS-17 “Krypton”) và Kh-35 (được NATO định danh là SS-N-25 “SwitchBlade”) lại được giao cho SUV-VEP kiểm soát và tấn công các mục tiêu trên mặt biển. SUV-VEP là một hệ thống gồm nhiều hệ thống phụ làm việc bên trong nó, bao gồm:

+ SEI-31-10 là hệ thống điều khiển nhận lệnh trực tiếp từ màn hình điều khiển chính của máy bay, từ đây, các lệnh được phi công đưa ra sẽ được truyền đi đến các bộ phận khác để xử lý.

+ OLS-30 là hệ thống quang điện, bao gồm các bộ phận dẫn đường cho tên lửa gồm hệ thống dẫn đường laser và hồng ngoại:

- Hệ thống quang điện OLS-30 có trọng lượng khoảng 200kg, được gắn ở thân của máy bay, gồm 2 loại cảm biến chính là laser và hồng ngoại. Với các loại OLS-30EM được gắn trên Su-30MK2V của Việt Nam được tăng tầm phát hiện của cảm biến hồng ngoại lên đến 90km, trong khi hệ thống của MKK chỉ là 50km chỉ bằng ½ so với MK2V.

- Hệ thống ngắm bắn trên mũ phi công (HMS) Sura-K của MK2V có tầm nhìn tăng lên đến 60 độ so với hệ thống ASP-PVD-21 của MKK rất khiêm tốn chỉ là 8 độ. Điều này có nghĩa là khi đối đầu trực diện thì MK2V với tầm nhìn và góc hoạt động rộng hơn nhiều sẽ có cơ hội nắm thế thượng phong trước Trung Quốc. Và có thể bắn những phát đạn chính xác từ khẩu GSh của mình.

+ Ngoài ra, từ phiên bản MKK, máy bay dòng này được trang bị hệ thống phân biệt 'bạn hay thù' (IFF), được điều khiển với hệ thống SUV-VEP

Như đã nói, gần như toàn bộ các thiết bị trên Su-30MK2 đều hoạt động theo nguyên tắc sử dụng chung module với nhau nên SUV-P cũng sử dụng chung một số module của SUV-VEP nhưng với mục đích khác. SUV-P điều khiển các loại tên lửa không đối đất như Kh-59 (được NATO định danh là AS-18 “Kazoo”) hoạt động với cơ cấu tương tự như SUV-VEP nhưng lại sử dụng với mục đích phát hiện các mục tiêu bên dưới mặt đất và điều khiển tên lửa đi theo đúng đường dẫn vệ tinh GLONASS.

Cả 2 hệ thống trên ban đầu được phát triển cho Su-30MKK của Không quân Trung Quốc nhưng đã được cải tiến và hiện đại để lắp đặt cho Su-30MK2V của Không quân Nhân dân Việt Nam. Tất cả các công việc này được Viện nghiên cứu khoa học Tikhomirov nâng cấp và phát triển để phù hợp với mục đích sử dụng của Việt Nam là tác chiến ở khu vực biển đảo. Gần đây, phía Trung Quốc cũng đã phối hợp với Tikhomirov để phát triển lên trở thành SUV-VE và SUV-PE. Tất nhiên là ngay sau khi hợp tác với đối tác từ Nga công nghệ này đã bị ăn cắp trắng trợn và Trung Quốc gọi nó là thành tựu phát minh của mình.

Một điểm sáng giá khác trên Su-30MK2V của Việt Nam là hệ thống quang điện tử tối tân hiện đại nhất hiện nay.

“Mãnh hổ” Su-30MK2V của Không quân Nhân dân Vietnam
'Sát thủ' Kh35EV.

Nó được thừa hưởng từ chính Su-35 và Su-30SM của Không quân Liên bang Nga. Đây là một sự ưu ái cho Việt Nam bởi những lý do về an ninh nên trước đó, không một quốc gia nào khác có được hệ thống nguyên mẫu từ người Nga.

Hệ thống quang điện tử được xem là một trong những bộ phận chính của Su-30MK2V, thiếu nó gần như MK2V sẽ không có khả năng tác chiến. Các thiết bị này đều có vỏ bọc (pod) và có cấu trúc điều khiên hệ thống theo kiểu mở. Nhờ vậy, MK2V có khả năng tác chiến cùng với một số loại máy bay từ Pháp như Mirage 2000/4000.

Mới đây nhất, khi người Nga và Pháp cùng hợp tác phát triển hệ thống điện tử mới thì Rafale có thể kết hợp được với cả Su-30MK2V. Hy vọng trong một tương lai gần cặp đôi sát thủ Mirage 2000 và Su-30MK2V sẽ hiện diện ở Việt Nam và tạo nên một thế lực đáng nể trong khu vực. Thiết bị quang điện này bao gồm 2 bộ phận chính là:

+ Thiết bị khóa và ngắm mục tiêu Sapsan-E: được phát triển bởi nhà máy cơ khí quang học Ural, dài 3m và có đường kính 0.39m, hạm vi quét từ +10 đến -15 độ. Hệ thống bao gồm các camera, các thiết bị hiển thị laser và hệ thống trinh sát trên máy bay.

+ Thiết bị trinh sát M400: thiết bị này được Cục thiết kế Canopy nghiên cứu và phát triển, được đặt giữa 2 động cơ chính của MK2V. Nó có một số khác biệt so với Sapsan-E như hệ thống camera IR, các camera quang học và radar quét pha chủ động ngang.

Sau khi nhận Su-30MKK, Trung Quốc đã thay đổi toàn bộ hệ thống này bằng BM/KG300G và KZ900. Tuy nhiên, chính sự nâng cấp này lại đẩy các chiếc MKK của Trung Quốc trở nên yếu ớt hơn so với MK2V. Chúng hoạt động không được trơn tru cho lắm và thi thoảng hay xảy ra sự cố.

Bên cạnh đó, việc thay thế Sapsan-E đã khiến cho việc dẫn được cho tên lửa đi rất thiếu chính xác. Theo một thông tin không chính thức thì, các chiếc MKK có độ lệch mục tiêu rất cao, lên đến 500m. Với một loại tiêm kích tấn công hạng nặng thì việc lệch mục tiêu lên đến 500m là quá lớn. So với Sapsan-EM được cải tiến từ Sapsan-E và hệ thống của Pháp là MIL-STD-1673 thì các tên lửa Kh-51 của Việt Nam đi cực kì chính xác, với độ lệch tiêu chuẩn chỉ là 10 cm. Quả là một khoảng cách giữa 2 loại tiêm kích hạng nặng, thế nhưng chính sự “nội địa hóa” của Trung Quốc đã đẩy các chiếc MKK yếu hơn đàn em MK2V của Việt Nam.

Xem thêm:

Phần 1: Mãnh lực ‘thần hộ vệ’ bầu trời Việt Nam

Phần 2: Su-30MKK Trung Quốc ‘thua kém’ Su-30MK2V Việt Nam thế nào?

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại