Mãnh lực ‘thần hộ vệ’ bầu trời Việt Nam

Lieut. Sergeyvich - Северного флота России |

(Soha.vn) - “Hổ mang chúa” Su-30MK2V là loại tiêm kích hiện đại nhất trong biên chế Không quân Việt Nam.

‘Hổ mang chúa’ Su-30MK2V của Không quân Nhân dân Việt Nam tại sân bay quân sự ở Đồng Nai.
‘Hổ mang chúa’ Su-30MK2V của Không quân Nhân dân Việt Nam tại sân bay quân sự ở Đồng Nai.

Sukhoi Su-30MK2V (MK2 - Многофункционный Коммерческий 2) là máy bay chiến đấu đa chức năng, được phía NATO định danh là “Flanker-G”. Đây là mẫu máy bay được sửa đổi và nâng cấp từ Su-27SK năm 1999 bởi tập đoàn Kosomolsk-on-Amur Aircraft Production Association (KnAAPO).

Cũng có thể nói, Su-30MK2V là một phiên bản nâng cấp khác của Su-30MK2 do Su-30MK2 được điều chỉnh để thích hợp với một số yêu cầu riêng biệt về địa hình biển đảo của lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam. Với mục đích chính là tuần tra, bảo vệ, tấn công và đánh chặn trên biển nên Su-30MK2V có một số yêu cầu khác so với nguyên mẫu. Nó còn là một bản nâng cấp từ Su-30, với những khả năng của một chiếc tiêm kích đa năng có thể không chiến và tấn công mặt đất.

Su-30MK2V là một trong những loại máy bay hoạt động tầm xa, có khả năng mang được những vũ khi hạng nặng. Hiện nay, Su-30MK2V đang hoạt động trong Không quân Nhân dân Việt Nam. Ngoài ra, người anh em của nó là Su-30MK2 hiện phục vụ trong quân đội Indonesia và Venezuela. Người hàng xóm “xấu bụng” của các nước Đông Nam Á hiện nay cũng đang sở hữu Su-30MKK được phát triển riêng cho Không quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa.

‘Thần hộ vệ’ bầu trời Việt Nam

Su-30MKK là đàn anh của Su-30MK2V, tuy nhiên, Su-30MK2Vmới là một thế lực mạnh trên biển Đông.

Thực ra, Su-30MK2 và Su-30MK2V đều được nâng cấp và phát triển từ phiên bản Su-30MKK. Su-30MK2 có những thay đổi nhỏ khi bán cho các quốc gia như Venezuela, do yêu cầu về địa hình đồi núi cao và tác chiến chủ yếu trên đất liền. Còn Su-30MK2V lại được thay đổi khá nhiều vì địa hình tác chiến của Việt Nam chủ yếu là biển đảo, cần có khả năng tấn công tàu nổi và không chiến trên biển.

Năm 1996, ngay từ khi SU-30MK mới bước vào giai đoạn thử nghiệm cuối cùng trước khi cho ra mắt,Trung Quốc đã bắt đầu thương lượng với Nga mua máy bay tiêm kích đa năng Su-30MK. Không quân Trung Quốc đã thỏa thuận với Nga một cái giá khá hời là 2 tỷ USD cho 38 chiếc Su-30MK. Tuy nhiên, lúc này, “người hàng xóm” của chúng ta vẫn chưa đòi hỏi về giấy phép sản xuất và công nghệ như thương vụ Su-35 gần đây. Cũng dễ hiểu, “người hàng xóm” xấu bụng luôn muốn ăn cắp công nghệ và sau đó coi nó như của riêng mình vậy.

Thương vụ 2 tỷ USD được ký kết vào đầu tháng 8-1999. Đã có 2 mẫu Su-30 MK được sản xuất, chiếc đầu tiên là “Blue 051” ra mắt ngày 9-3-1999 và đã thực hiện 1 chuyến bay thử rất thành công. Sau đó 3 tháng, ngày 19-6-1999, chiếc thứ 2 mang tên “Blue 052” đã thực hiện chuyến bay thứ 2 của mình và cũng thành công ngoài mong đợi. Cả 2 chiếc đều sử dụng công nghệ khí động lực đa chiều. Sau đó, các mẫu “Blue 053” và “Blue 054” được chế tạo với mục đích thử nghiệm hệ thống vũ khí và hệ thống tác chiến điện tử.

‘Thần hộ vệ’ bầu trời Việt Nam
Phi đội Su-30MK2V tại sân bay quân sự ở Ninh Thuận

Có tổng cộng gần 20 chuyến bay được thực hiện tại nhà máy của KnAAPO. Ban đầu, Nga dự định phát triển dòng Su-30MK cho các quốc gia có nhu cầu về máy bay tiêm kích tầm xa và khả năng trang bị vũ khí hạng nặng. Sau khi phía Trung Quốc đặt hàng, Nga đã thêm chứ K phía sau MK để chỉ Trung Hoa. Trong tiếng Nga K đại diện cho “Kitayski” nghĩa là Trung Hoa.

Sau những thành công ban đầu của các mẫu thử nghiệm MKK, đến tháng 1-2003, Không quân Trung Quốc chính thức đặt mua 24 chiếc Su-30MKK2 được cải từ nguyên mẫu ban đầu. Trước đó, trong năm 2000 và 2001, đã có 38 chiếc Su-30MKK được giao cho Không quân Trung Quốc tại các căn cứ An Huy và Hồ Nam.

Về phía Việt Nam, sau khi chiêm ngưỡng Su-30MK2 của Indonesia cùng khối ASEAN và Venezuela, Việt Nam cũng đã bắt đầu có dự định mua Su-30MK để cùng phối hợp với Su-27 đang hoạt động trong các quân khu. Cuối cùng, tại triển lãm hàng không tại Hampshire, Bộ tư lệnh (Quân đội nhân dân Việt Nam) đã quyết định đặt hàng Su-30MK với những thay đổi lớn như khả năng tác chiến tầm xa, khả năng tấn công trên biển và tác chiến chống tàu nổi theo mô hình Hợp đồng tác chiến của Việt Nam (các đơn vị Không quân và Hải quân hợp đồng tác chiến để tiêu diệt những kẻ muốn xâm phạm vào lãnh hải Việt Nam). Bên cạnh đó, Su-30MK2V cũng như một biện pháp nhằm răn đe “người hàng xóm” xấu tính Trung Quốc, nhờ những thay đổi và nâng cấp có phần vượt trội hơn.

‘Hổ mang chúa’ Su-30MK2V trên biển Đông.
‘Hổ mang chúa’ Su-30MK2V trên biển Đông.

Thiết kế và những tính năng ưu việt

Su-30MK2V (“Flanker-G”), chữ V là để chỉ Việt Nam và Venezuela (trước đó Venezuela có các phiên bản MKV với những yêu cầu về tác chiến ở vĩ độ cao và vùng có độ cao so với mặt nước biển đến 2.000m) với những thay đổi chuyên biệt thể phù hợp với mục đích tác chiến của Không quân nhân dân Việt Nam, xét về tổng thể thì có nhiều phần khá giống Su-30MKI (“Flanker-H”) của phía Ấn Độ. Cả 2 đều là những thành phần quan trọng cấu thành nên chiếc siêu tiêm kích thế hệ 4++ Su-35. 85% tổng thể của Su-30MK2 của Không quân Việt Nam giống như thế hệ Su-35.

‘Thần hộ vệ’ bầu trời Việt Nam
Liệu Su-30MKK có cơ hội nào trước…

Tuy nhiên, Su-30MK2V là một dự án lớn hơn nhiều, với nhiều quá trình nâng cấp và thử nghiệm. MK2V đã được cải tiến và hiện đại hóa rất nhiều nên sở hữu những tính năng tác chiến trên biển ưu vệt hơn hẳn so với MKK của Trung Quốc. MK2V cải thiện phần lớn ở tốc độ, từ Mach 0.7 lên 0.9, các thông số kỹ thuật như lực G và các lực tác động lên vùng cánh chính, cánh đuôi được hạ xuống rất nhiều.

Tỷ lệ sử dụng vật liệu composite của MK2V cũng là một điểm cộng sáng giá cho dòng máy bay tiêm kích này. Bên cạnh đó, hợp kim nhôm còn được sử dụng để thay thế cho hợp kim Magie cũ trên MK. Ngoài ra, vật liệu cấu thành chính là sợi carbon đóng vai trò không nhỏ trong việc tạo nên tốc độ, nhanh nhẹn và linh hoạt của Su-30MK2V. Thùng nhiên liệu ở cánh cũng được tăng lên để có thể tác chiến lâu hơn, với phạm vi hoạt động rộng hơn, thêm vào đó là khả năng tiết kiệm nhiên liệu đáng kinh ngạc của MK2V do những yêu cầu tác chiến của Việt Nam.

‘Thần hộ vệ’ bầu trời Việt Nam
Su-30MK2V khi Su-30MK2V được đánh giá là tác chiến trên biển tốt hơn?

Bánh đáp mũi của MK2V được trang bị 2 chiếc, kích thước mỗi bánh là 680mm x 180mm, thay thế cho bánh đáp cũ to hơn nhằm giảm đi khối lượng cất cánh của nó. Trọng lượng cất cánh tối đa là 38 tấn khi chưa nạp đạn và đã có nhiên liệu.

Khả năng vũ trang là một điều đáng sợ của Su-30MK2V, với 12 tấn vũ khí được trang bị ở 2 cánh chính và hầm chứa có thể thổi bay 1 hải đoàn, khi có sự trợ giúp từ những chiếc khác. Bên cạnh đó, MK2V khác với MKK của “người hàng xóm” ở chỗ nó có khả năng chứa được nhiều hơn 2 tấn vũ khí và còn được trang bị tên lửa không đối hạm cực kì nguy hiểm Kh-59. Tuy nhiên, hiện nay, công nghệ này vẫn chưa được chuyển giao cho Việt Nam do một số trục trặc. Dẫu vậy, những vũ khí được trang bị ban đầu đã là quá đủ để MK2V có thể làm chủ ở Biển Đông.

Nói về khả năng hoạt động tầm xa, Su-30MK2V là một ứng viên đáng gờm trong danh sách những tiêm kích tấn công của Nga và của Thế giới. Nó có khả năng mang được 9.725kg nhiên liệu, tất cả nằm trong 4 thùng chứa chính. Thùng chứa số 1 với sức chứa 3.265 ở mũi máy bay, thùng thứ 2 với sức chứa 4.160kg ở giữa thân máy bay, thùng số 3 ở phía sau đuôi với sức chứa là 1.300kg và thùng cuối cùng nằm bên cạnh 2 động cơ. Su-30MK2V còn có khả năng tiếp liệu trên không, mỗi phút nó nhận được 2.300l, như vậy sẽ cần 8 phút để tiếp đầy tất cả các thùng chứa.

Su-30MK2V được trang bị 2 động cơ Saturn AL-31F độc lập, cung cấp một lực đẩy rất mạnh và có khả năng xoay chuyển vùng khí động học rất nhanh. Su-30MKK của Trung Quốc thì sử dụng loại động cơ WS-10 của Tập đoàn hàng không Shenyang, nơi chuyên ăn cắp các mẫu thiết kế của người Nga và cho ra đời J-10 (Su-27), J-15(Su-33).

‘Thần hộ vệ’ bầu trời Việt Nam
Động cơ Saturn AL-31F của Su-30MK2V.

Tuy nhiên, người Trung Quốc rất tự tin vào động cơ do chính họ thiết kế, thậm chí còn huyên hoang rằng động cơ của Sukhoi không thể nào tốt được như của Trung Quốc và thời gian đại tu giữa các lần bay cao hơn với Sukhoi. Sau những tuyên bố này, phía Sukhoi đã rất cay cú vì động cơ của họ được xem là một trong những đầu đàn của thế giới. Tuy nhiên, giới chuyên môn vẫn đánh giá động cơ Saturn của người Nga vượt trội hơn.

Theo một thông tin không chính thức thì WS-10 liên tục gặp các sự cố với J-10 và J-15. Mới đây nhất là sự cố với 1 chiếc Su-30MKK sử dụng loại động cơ này, kết quả là 2 phi công thiệt mạng. Mặc dù thời gian đại tu giữa các lần bay của động cơ Saturn AL-31F chỉ là 500 giờ, thấp hơn 1 chút so với các động cơ của NATO nhưng nếu nói về tầm hoạt động và độ linh hoạt khó có một loại động cơ nào có thể sánh ngang AL-31F.

Xem thêm:

Su-30MKK Trung Quốc ‘thua kém’ Su-30MK2V Việt Nam thế nào?

'Bộ não' siêu việt của 'Hổ mang chúa' Su-30MK2V

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại