“Kẻ hủy diệt” White Shark của Hàn Quốc
Black Shark và White Shark là 2 sản phẩm của Tập đoàn WASS (Italia) và Tập đoàn LIG (Hàn Quốc) phát triển. Về cơ bản, White Shark mang dáng dấp của Black Shark do những công nghệ của Black Shark được Italia chuyển giao cho phía Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Daewoo – LG và Bộ quốc phòng Hàn Quốc.
Black Shark là ngư lôi hạng nặng dùng để tấn công các khu trục hạm cỡ lớn và tàu sân bay. White Shark là ngư lôi thông thường được sử dụng để tấn công các tàu ngầm và tàu nổi hạng trung. Cả 2 “cá mập” đều được đánh giá rất cao nhờ sử dụng những công nghệ mới nhất. Black Shark ra đời từ năm 2004, sử dụng công nghệ ổn định xung điện và xung động âm thanh, trong khi White Shark sử dụng công nghệ phát xạ âm thanh và định hướng âm thanh 2 chiều đối xứng. Cả 2 đều là những công nghệ mới nhất hiện nay với tỷ lệ thành công khi tiêu diệt mục tiêu đạt 91%.
Tuy nhiên, Black Shark và White Shark có một điểm yếu chung là di chuyển với tốc độ khá khiêm tốn, chỉ đạt từ 50 đến 65 knot.
Black Shark sẽ khiến PLAN phải thiệt hại rất nhiều trên mặt trận biển Đông
Black Shark được xem như thế hệ tiếp theo của dòng ngư lôi DM2A4 “SeaHake 4”. SeaHake được là loại ngư lôi hạng nặng chuẩn của NATO và được trang bị trên rất nhiều tàu nổi và tàu ngầm của các thành viên khối NATO. SeaHake.
Với tốc độ và những công nghệ của phía Italia cung cấp, Black Shark được đánh giá là một trong số những loại ngư lôi nguy hiểm nhất trong thế kỷ XX. Hiện nay, Black Shark được xem là loại ngư lôi hạng nặng tiêu chuẩn sử dụng trên tàu ngầm và tàu nổi của các thành viên NATO, cũng như những đồng minh chiến lược của khối quân sự này trên khắp thế giới.
Một số nước tại Đông Nam Á đang trang bị loại ngư lô này, gồm Phillipines trang bị trên các tàu khu trục và tàu hộ vệ), Indonesia trang bị trên các tàu khu trục như Parchim, Vetjkia, Sigma, và tàu ngầm lớp Type 209/1300, Chang Bogo, Malaysia trang bị Black Shark khá nhiều trên các tàu khu trục, đặc biệt là “rắn độc” Scorpene.
Black Shark được đánh giá là đồng cấp với ngư lôi Type 65 của Nga, Mark 46-48 Block I của Hoa Kỳ và Mk12 của Anh. Hiện nay, so với các loại ngư lôi khác, Black Shark sử dụng nhiều công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới, đặc biệt là ổn định xung động âm thanh và lọc xung động nhiễu đối xứng - phi đối xứng. Ngoài ra, Black Shark sử dụng 2 đầu dẫn thông minh gồm thiết bị đầu dẫn thông qua thiết bị dẫn đường quang học và thiết bị dẫn thông minh điện tử dẫn đường bằng GPS hoặc xung động âm thanh phát ra từ các tàu đối phương, qua đó sẽ lọc được các xung điện từ gây nhiễu và xung động âm thanh phát đi với các mồi nhử ngư lôi để định vị và phân biệt được đâu là đối phương, đâu là mồi nhử rồi tấn công chính xác và tiêu diệt các mục tiêu này.
Một điểm cộng sáng giá khác cho Black Shark là nó không sử dụng các thiết bị dẫn đầu cuối và dẫn tín hiệu bằng các loại cáp đồng trục thông thường mà sử dụng lõi cáp bằng thủy tinh. Tất cả các tín hiệu và dữ liệu sẽ được nạp thông qua đó. Ngoài ra, tốc độ truyền tải trong cáp dẫn truyền của Black Shark đều được mã hóa dưới dạng ánh sáng và truyền đi với vận tốc 10^8 m/s, giảm thiểu tối đa thời gian mà nó truyền tải tín hiệu, từ đó giảm thiểu tình trạng tính mất năng lượng và tín hiệu trong quá trình truyền tải từ đầu dẫn thông minh đến các bộ phận kích nổ và quan trọng nhất là động cơ của nó.
White Shark là một trong những thành tựu công nghệ mới nhất của Hàn Quốc, đây là kết quả sự hợp tác của Liên mình Daewoo-LG-LIG và được tài trợ bởi Bộ quốc phòng Hàn Quốc. Ứng dụng những công nghệ trên Black Shark và được cải tiến thêm những bộ phận mới nhất, White Shark được gọi với cái tên “White Shark bất khả chiến bại”.
Theo đánh giá của các chuyên gia, White Shark là một trong những loại ngư lôi vô cùng thông minh và có rất ít loại mồi nhử, hệ thống đánh lừa bằng cách phát đi những xung động âm thanh phát xạ hoặc tán xạ trong môi trường nước. Bên cạnh đó, White Shark có thể lọc và định dạng được bất kỳ những loại xung động nào. Nhờ hệ thống cáp dẫn tín hiệu thừa hưởng từ Black Shark, nó truyền các tín hiệu xử lý đi vô cùng nhanh thời gian chỉ là 1/1000s nên có thể định vị và xác định mục tiêu trong tích tắc và tấn công một cách rất chuẩn xác mục tiêu.
Trong khi đó, Yu-7 trang bị trên tàu ngầm Trung Quốc mang dáng dấp giống ngư lôi Mk46 của Mỹ và có thành phần động cơ chẳng khác nào của một quả ngư lôi Mk12 của Anh. Y-7 sử dụng những công nghệ khá cũ như dẫn đường bằng rung động âm thanh và không có khả năng dẫn đường chủ động thông qua hệ thống định vị sonar của tàu ngầm.
So với White Shark, Yu-7 sử dụng nhiên liệu dạng lỏng được pha chế theo công thức từ những năm 60 và không được đánh giá cao bởi nhiên liệu dạng lỏng rất dễ gây ra các tai nạn không đáng có. Yu-7 mang đầu đạn nổ 45 km và kích nổ thông qua cơ chế va chạm trực tiếp hoặc điều khiển gián tiếp thông qua sonar bị động. Tuy nhiên, với cơ chế điều khiển qua sonar bị động thì thời gian từ lúc kích hoạt đến lúc phát nổ nhanh nhất là 2.1s và được tính trên nguyên tắc truyền âm thanh trong môi trường nước biển. Thế nên, Yu-7 có một số bất lợi trong những môi trường biển truyền âm kém và có thể dẫn đến sai sót trong quá trình tấn công.
Cùng là ngư lôi hạng năng như Black Shark nhưng Yu-8 thậm chí còn bị đánh giá là kém hơn ngư lôi Type 65 của Nga và sử dụng công nghệ quá lỗi thời.
Như vậy, có thể thấy rõ, số lượng là một lợi thế không nhỏ thế nhưng chất lượng lại đóng vai trò quan trọng không kém. Rõ ràng nếu so sánh những loại ngư lôi của Scopren và Chang Bogo với Yu-7 và Yu-8 thì đó là một sự sánh khập khiễng, PLAN sẽ mãi mãi đi sau bởi những công nghệ chắp và những thiết bị sao chép.
Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục xin vui lòng gửi về email: tientruonghuong@vccorp.vn. Trân trọng!