Bắt tay Nga - Pháp, Ai Cập phá thế “độc quyền vũ khí” của Mỹ

Vy Lam |

“Hợp đồng (với Pháp) là một thông điệp ngầm gửi tới Mỹ, rằng Ai Cập không còn phụ thuộc vào duy nhất nguồn cung cấp vũ khí từ Mỹ” - một tướng về hưu của quân đội Ai Cập nói.

Thỏa thuận lớn với Pháp

Theo một bài viết do hãng thông tấn AFP đăng tải, các chuyên gia cho rằng, việc Ai Cập quyết định mua 24 máy bay chiến đấu Rafale từ Pháp đã nhấn mạnh quyết tâm của nước này nhằm đa dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí và giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ.

Đối với Pháp, thỏa thuận trị giá 5,2 tỷ euro (5,9 tỷ USD) là hợp đồng xuất khẩu đầu tiên trong lịch sử của tiêm kích Rafale.

Trước đó, tổ chức Ân xá Quốc tế đã lên tiếng chỉ trích việc Pháp bán máy bay chiến đấu và khinh hạm cho một đất nước đang bị cáo buộc vi phạm nhân quyền “ở mức báo động”.

Trong khi đó, Mỹ, đối tác chiến lược lâu dài của Ai Cập và là quốc gia viện trợ cho Cairo 1,5 tỷ USD mỗi năm, trong đó có 1,3 tỷ USD viện trợ quân sự, lại xem nhẹ mức độ ảnh hưởng của thương vụ này.

Máy bay chiến đấu Rafale

Máy bay chiến đấu Rafale

“Ai Cập là một quốc gia có chủ quyền” – Jen Psaki, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói hôm thứ Sáu, “chúng tôi có mối quan hệ an ninh riêng, vì vậy, tôi không cho rằng có bất cứ lo ngại nào từ kết quả này”.

Mối quan hệ Mỹ - Ai Cập đã trở nên căng thẳng kể từ khi quân đội lật đổ Tổng thống Hồi giáo Mohamed Morsi hồi tháng 7/2013 và phát động một cuộc đàn áp tàn bạo vào những người ủng hộ ông.

Đã có hơn 14.000 người chết trong các cuộc đàn áp những người ủng hộ cựu Tổng thống Morsi. Hàng nghìn người bị cầm tù và hàng trăm người bị kết án tử hình.

Tổ chức Anh em Hồi giáo của ông Morsi đã bị liệt vào danh sách tổ chức khủng bố và cấm mọi hoạt động.

Sự đàn áp tàn bạo những người ủng hộ ông Morsi đã thúc đẩy Washington đóng băng một phần viện trợ cho Cairo vào tháng 10/2013 và yêu cầu Ai Cập thực hiện cải cách dân chủ.

“Hợp đồng (với Pháp) là một thông điệp ngầm gửi tới Mỹ, rằng Ai Cập không còn phụ thuộc vào duy nhất nguồn cung cấp vũ khí từ Mỹ” - Mohammed Mujahid al-Zayyat, một tướng về hưu của quân đội Ai Cập cho biết.

Trong khi đó, Zayyat - một chuyên gia chuyên nghiên cứu các vấn đề Trung Đông tại Trung tâm quốc gia ở Cairo nhận định, Ai Cập không còn muốn bị “uy hiếp” trong các mối quan hệ với Mỹ.

Các quan chức Mỹ “có quan điểm riêng của họ về cách thức quân đội Ai Cập nên được tái xây dựng và bác bỏ quan điểm của quân đội Ai Cập rằng Israel là đối thủ chính của họ” – Zayyat nói thêm.

Ai Cập ký hiệp ước hòa bình với Israel vào năm 1979 nhưng mối quan hệ giữa 2 nước chưa bao giờ phát triển toàn diện và Israel vẫn còn có nhiều chính sách không thân thiện với người Palestine.

Bắt tay Nga

Washington đã cố gắng cân bằng mối quan hệ quốc phòng gặp nhiều chỉ trích do chính phủ Ai Cập bị cáo buộc vi phạm nhân quyền.

Gần đây, Washington đã chuyển giao cho Cairo một lô trực thăng tấn công Apache, được cho là để phục vụ các chiến dịch chống khủng bố.

Ahmed Abdel Halim, sĩ quan về hưu của Ai Cập, đồng thời là một chuyên gia quân sự cho biết, Ai Cập bị Washington “uy hiếp” bởi các vấn đề nhân quyền và nước này cần đa dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí của mình.

“Việc đa dạng các nguồn cung cấp vũ khí và công nghệ nhằm mục đích “khuyên ngăn” bất cứ quốc gia nào đang có ý định áp đặt một sự độc quyền lên Ai Cập hoặc cố gắng uy hiếp nước này” – Halim nói.

Abdel Halim, từng là cựu chủ tịch ủy ban an ninh quốc gia tại Thượng viện Ai Cập cho biết, Ai Cập sẽ tiếp tục nhập khẩu vũ khí từ Mỹ, cũng như từ Pháp và thậm chí có thể là Trung Quốc.

Cũng theo Halim, Nga có thể là một nhà cung cấp quan trọng khác.

Egyptian President Abdel Fattah al-Sisi (L) looks on as he and Russian President Vladimir Putin (C) exchange presents during Putins visit in Cairo, February 9, 2015, in this handout courtesy of The Egyptian Presidency. Picture taken February 9. REUTERS/The Egyptian Presidency/Handout via Reuters (EGYPT - Tags: POLITICS SOCIETY) ATTENTION EDITORS - THIS PICTURE WAS PROVIDED BY A THIRD PARTY. REUTERS IS UNABLE TO INDEPENDENTLY VERIFY THE AUTHENTICITY, CONTENT, LOCATION OR DATE OF THIS IMAGE. NO SALES. NO ARCHIVES. FOR EDITORIAL USE ONLY. NOT FOR SALE FOR MARKETING OR ADVERTISING CAMPAIGNS. THIS PICTURE IS DISTRIBUTED EXACTLY AS RECEIVED BY REUTERS, AS A SERVICE TO CLIENTS

Tổng thống Nga Vladimir Putin tặng người đồng cấp Ai Cập Abdel-Fattah al-Sisi một khẩu súng trường Kalashnikov nhân chuyến thăm Cairo đầu tiên của ông trong hơn một thập niên qua.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có chuyến thăm mang tính bước ngoặt tới Ai Cập trong tuần này.

Hai nhà lãnh đạo đã nhất trí về kế hoạch Moscow hỗ trợ Cairo xây dựng một nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Ai Cập.

Tổng thống Putin và Fattah al-Sisi còn nhất trí “tăng cường hợp tác quân sự giữa 2 nước” do tình hình hiện tại ở Ai Cập.

Năm ngoái, ông al-Sisi đã tới thăm Nga 2 lần để thảo luận về nguồn cung cấp vũ khí Nga.

“Ai Cập sẽ tiếp tục mua vũ khí từ Mỹ nhưng nước này cũng sẽ mua vũ khí từ Nga, điều này đã được thể hiện rõ trong chuyến thăm của Tổng thống Putin tới Cairo” - Mathieu Guidere, chuyên gia các vấn đề Ả Rập nhận định.

Theo Guidere, điều đó sẽ đưa Ai Cập vào một vị thế có lợi hơn trong mối quan hệ với Mỹ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại