Nước Nga đang dần lấy lại vị thế trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự (MTC) của họ sau một số chuyến công du nước ngoài của Tổng thống Vladimir Putin gần đây. Trong đó, khối lượng hợp tác MTC Việt - Nga có tiềm năng tăng lên hàng chục tỷ USD trong tương lai.
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Vladimir Putin đến Việt Nam bắt đầu vào ngày 12/11. Tổng hợp kết quả đàm phán song phương, nhà lãnh đạo Nga tuyên bố Moscow dự định mở rộng phạm vi xuất khẩu sản phẩm quốc phòng hiện đại cho quân đội Việt Nam.
Việt Nam hôm nay là một trong những đối tác quan trọng nhất của Nga trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự. Trong thực tế, Việt Nam là một trong ba khách hàng lớn nhất mua vũ khí và thiết bị quân sự của Nga.
Nga đã cung cấp cho Việt Nam các tàu tên lửa cao tốc Molniya và những chiến hạm tên lửa Gepard 3.9 được trang bị tổ hợp tên lửa chống tàu hiện đại. Lực lượng phòng thủ bờ biển của Việt Nam cũng đã được tăng cường sức mạnh bằng các hệ thống tên lửa cơ động trên bờ biển Bastion-P. Việt Nam cũng mua thêm máy bay chiến đấu hiện đại Su-30MK2. Đặc biệt là một hợp đồng có quy mô lớn nhất bao gồm việc cung cấp 6 tàu ngầm diesel-điện Kilo 636.1 được trang bị các tên lửa hành trình Club-S giúp sức mạnh Hải quân Việt Nam được tăng cường đáng kể.
Nhìn lại những năm 1990, Việt Nam đã mua của Nga các hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1, mặc dù với số lượng hạn chế. Nhưng theo tổng biên tập tạp chí National Defense, ông Igor Korotchenko cho biết, rõ ràng, Hà Nội có ý định tăng cường sức mạnh phòng không của mình. Hơn nữa, Việt Nam đang sở hữu một số lượng lớn các trang thiết bị kỹ thuật quân sự của Liên Xô và đang cần được hiện đại hóa. Vì vậy, trong tương lai, khối lượng hợp tác kỹ thuật quân sự Nga - Việt Nam ước tính có thể lên tới hàng chục tỷ USD.
Tuy nhiên, theo ông Korotchenko, thực tế sự trở lại của Hải quân Nga tới Cam Ranh - một căn cứ hải quân nước sâu đẹp nhất trên thế giới nằm bên bờ Biển Đông- có thể mới được gọi là một trong những kế quả chính trong cuộc thảo luận MTC vừa qua.
“Rõ ràng, đây không phải là hợp đồng thuê căn cứ hải quân. Chúng tôi đã phạm sai lầm trong quá khứ khi không tiếp tục thuê Cam Ranh, và cơ hội này đã khép lại phía sau lưng. Nhưng chúng ta đang nói về trạm sửa chữa hải quân. Theo các nguồn thông tin công khai, Moscow và Hà Nội đã đạt được thỏa thuận trên nguyên tắc vào thực tế là cuối năm tới, sẽ thiết lập tại Cam Ranh trạm hậu cần của Hải quân Nga, bao gồm tất cả mọi thứ dịch vụ cần cho tàu chiến - nhân viên chuyên nghiệp, cửa hàng sửa chữa...”, ông Korotchenko nói trên Đài Tiếng nói nước Nga hôm 16/11.
Đồng thời, theo ông Korotchenko, việc trở lại căn cứ Cam Ranh sẽ phải được liên kết chặt chẽ với việc tái trang bị của Hạm đội Thái Bình Dương. Trong đó, phải được quyết định bởi một tình hình địa chính trị khá phức tạp trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.