6 cuộc tấn công tên lửa làm thay đổi tiến trình chiến tranh (P1)

Trong lịch sử, có một số cuộc tấn công bằng tên lửa chính xác cao đã làm thay đổi hoàn toàn tiến trình chiến tranh

Mùa xuân năm 1944, nước Đức phát xít đã quyết định trút xuống London 300 phi đạn FAW-1. Tuy nhiên, những phức tạp kỹ thuật đã đẩy lùi thời hạn sử dụng thực chiến “vũ khí báo thù” này sang mùa hè năm 1944, khi mà chỉ còn mấy ngày nữa là mặt trận thứ hai được mở ra. Kết quả là quả FAW-1 đầu tiên phải đến ngày 13/6/1944 mới lao đến thủ đô Anh, khi mà số phận của Đệ tam đế chế đã bị định đoạt.

Trong khi đó, kinh nghiệm sử dụng đạn tự dẫn chính xác cao thời hậu chiến cho thấy rằng, chúng thậm chí đủ sức thay đổi tiến trình lịch sử.

Tên lửa hành trình V-1 của Đức Quốc Xã

Tên lửa hành trình V-1 của Đức Quốc Xã

Theo truyền thống của những kẻ Thập tự chinh

Mùa xuân năm 1990, Lầu Năm góc đã tiến hành trò chơi máy tính “Operation Internal Look 90”, trong đó người Mỹ đã “chiến đấu” ảo với Iraq. Đánh giá kết quả của trận chiến mô phỏng số này, Tướng Colin Powell đã nói rằng: “giờ là thời điểm lý tưởng cho trận đánh với Saddam Hussein vì việc hiện đại hóa quân sự mà Baghdad trù tính có thể làm giảm tiềm lực của Không quân Mỹ”.

“Chiến tranh luôn là điều tồi tệ, - ông Powell nhận xét với chút buồn bã. - Nhưng nếu như trận đánh với Iraq là không tránh khỏi thì sẽ không tìm thấy thời điểm nào tốt hơn”.

Trên thực tế, người Mỹ đã quyết định thử nghiệm ở Iraq học thuyết Tác chiến Không bộ (Airland Battle Doctrine - ABD) xây dựng riêng cho cuộc chiến tranh với Liên Xô.

Điểm cốt yếu của học thuyết này giáng đòn phủ đầu bằng các tên lửa thông minh vào các hệ thống phòng không ở thê đội 1 và thê đội 2, cũng như tiêu diệt hạ tầng giao thông và năng lượng của một quốc gia. Nhưng sau khi Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế CSIS ở Washington soạn thảo cho Quốc hội Mỹ báo cáo về vấn đề không thể có chiến tranh toàn cầu, các tướng Mỹ đã quay sang chủ đề Iraq.

Vậy là, học thuyết quân sự Mỹ HIS hướng đến ưu thế của sức mạnh quân sự đã bị thay bằng chương trình MIC. Tức là chuyển sang việc sử dụng sức mạnh theo địa chỉ.

3 giờ sáng (giờ Baghdad) ngày 17/1/1991, chiến dịch Bão táp sa mạc (Operation Desert Storm) mở màn. Cuộc tấn công của gần 1.000 tên lửa hành trình BGM-109 Tomahawk, loại vũ khí mà sau cuộc chiến này đã trở thành từ đồng nghĩa với cây gậy dùi cui của nước Mỹ, đã báo hiệu sự mở đầu của kỷ nguyên thế giới đơn cực.

Tử thần tìm đến qua điện thoại

Ngày 21/4/1996, một tên lửa dẫn theo tín hiệu điện thoại vệ tinh INMARSAT đã giết chết thủ lĩnh phiến quân Chechnya Dzhokhar Dudayev. Tham gia chiến dịch có các nhân viên Cơ quan An ninh Liên bang Nga FSB và Tổng cục Tình báo - Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga GRU, cùng các phi công Không quân Nga.

Đặc biệt là mệnh lệnh tiêu diệt viên tướng nổi loạn do chính Tổng thống Nga Boris Yeltsin đưa ra. Đó là sự đáp lại cuộc tấn công của các tay súng Chechnya vào đoàn xe của Trung đoàn bộ binh cơ giới 245 của Nga ở gần Yarysh-Mardy làm chết 90 binh sĩ và sĩ quan Nga.

FSB đã nắm được là Dzhokhar Dudayev đều đặn đến thông Gekhi-Chu, từ đó ông ta đôi khi nói chuyện qua điện thoại vệ tinh. Từ sân bay ở Mozdok đến địa điểm này, máy bay tiêm kích có thể bay đến trong vòng 7-8 phút. Bởi vậy, Dudayev không khi nào nói chuyện qua điện thoại vệ tinh lâu hơn 5 phút. Viên cựu thiếu tướng Không quân Liên Xô này biết rõ các khả năng chiến đấu của Không quân Nga.

Nhưng tối hôm đó,cuộc gọi của Dudayev với Chủ tịch đảng Tự do kinh tế Konstantin Borov đã kéo dài gần 20 phút. Không rõ Konstantin Natanovich Borov có nói điều gì thú vị. Nhưng một điều rõ ràng là thông tin được truyền đạt là rất quan trọng đối với Dudayev và ông ta vì lý do bảo mật đã yêu cầu bảo vệ và vợ là Alla tránh ra khá xa.

Nghe thấy tiếng máy bay gầm rú, Dzhokhar Dudayev đã cố chạy xa khỏi chiếc ô tô Niva mà ông ta đứng cạnh, nhưng đã muộn. Các mảnh tên lửa trùm lên Dudayev.

Cuộc tấn công này của tình báo Nga được cho là đã đóng vai trò lớn trong chiến thắng của Yeltsin tại cuộc bầu cử tổng thống diễn ra trong cùng năm.

Hiệu ứng boomerang

Đáp trả các vụ gây nổ các sứ quán Mỹ ở châu Phi, Hải quân Mỹ ngày 20/8/1998 đã tiến hành chiến dịch Infinite Reach, phóng đi từ 4 chiến hạm trên biển Arab 60 tên lửa hành trình chính xác cao vào một trại của Al Qaeda ở gần thành phố Khost, Afghanistan.

Sứ giả chiến tranh- Tên lửa hành trình Tomahawk

Sứ giả chiến tranh- Tên lửa hành trình Tomahawk

Cuộc tiến công được thực hiện theo 2 giai đoạn. Những quả tên lửa BGM-109C Tomahawk TLAM-C dầu tiên rơi ngay sát thánh đường chính. Còn sau đó một lát khi mà theo tính toán của các viên tướng Lầu Năm góc, các tay súng sẽ đến từ trại gần đó để đánh giá mức độ thiệt hại của thánh đường chính của thành phố Khost, đòn tấn công thứ hai, mạnh hơn đã được tung ra.

Đặc biệt là các quả tên lửa hành trình đã phát nổ ở độ cao không lớn tung ra một cơn mưa mảnh đạn chụp xuống một diện tích 800 x 400 m.

Đó là cuộc săn lùng ông trùm Al Qaeda Bin Laden, kẻ đã coi cuộc tấn công của người Mỹ là cuộc tấn công hèn hạ. Việc chính cuộc tấn công bằng vũ khí chính xác này đã là nguyên nhân trước tiên dẫn đến cuộc khủng bố ngày 11/9/2001 ở New York đã được chứng minh gián tiếp bằng một đoạn băng video được tìm thấy vào tháng 11/2001 trong một ngôi nhà bị phá hủy ở Jalal-Abad, Afghanistan.

Cuốn băng này có ghi cuộc nói chuyện của Bin Laden với Khaled al-Harbi. Trong đó, Bin Laden có nói: “Phương Tây nói chung và nước Mỹ nói riêng căm thù Hồi giáo. Mấy ngày trước, họ đã đánh bom thánh đường ở Khost, nơi các học giả và luật sư Hồi giáo đang cầu nguyện. 150 người Hồi giáo đã chết. Điều quan trọng là tấn công vào nền kinh tế (của nước Mỹ) vốn là nền tảng sức mạnh của quân sự của họ”

(Còn tiếp)

Sức mạnh tên lửa hành trình Tomahawk

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại